banner tin

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu: Nguyên nhân, cách phòng ngừa

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu là tình trạng cực kỳ phổ biến. Táo bón khi mang thai có thể gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho phụ nữ. Để giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách giải quyết, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết.

1/ Vì sao bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu 

Bà bầu bị táo bón trong 3 tháng đầu thường là do sự tác động của các yếu tố sinh lý, thói quen sinh hoạt và thay đổi nội tiết. Cụ thể:

1.1/ Thay đổi nội tiết tố

Có thể nói, thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây nên táo bón cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tại thời điểm này, hormone Progesterone tăng cao làm giảm sự co bóp đường ruột, dẫn đến thời gian di chuyển của phân chậm lại.

Cùng với đó, sự gia tăng nồng độ hormone Estrogen cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động ruột. Phân trở nên khô hơn và dễ bị táo bón.

1.2/ Bổ sung quá nhiều chất xơ

Thông thường, chất xơ hòa tan có khả năng tăng cường nhu động ruột, giúp tiêu hoá ổn định. Nhưng nếu bà bầu bổ sung nhiều chất xơ một cách đột ngột có thể gây tăng quá mức độ nhầy trong ruột. Điều đó làm cho phân khó di chuyển, cuối cùng gây ra tình trạng táo bón.

thừa chất xơ

Vì vậy, bà bầu nên bổ sung chất xơ một cách cân đối và kết hợp uống đủ nước nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa trơn tru hơn.

1.3/ Đi vệ sinh không đúng cách

Nếu mẹ bầu gắng ép hoặc dùng lực quá mạnh trong quá trình đi đại tiện, có thể gây căng thẳng và áp lực lên đường ruột. Hậu quả dẫn tới cản trở sự lưu chuyển của chất thải, gia tăng nguy cơ táo bón.

đi vệ sinh sai cách

Nhiều trường hợp phụ nữ đi vệ sinh quá vội vàng, nôn nóng hoặc ngồi không đúng tư thế cũng gặp phải táo bón. Cho nên, bạn cần dành đủ thời gian cho việc đi tiêu một cách tự nhiên.

1.4/ Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể là nguyên nhân làm cho bà bầu bị táo bón trong 3 tháng đầu. Thuốc nhuận tràng có tác dụng kích thích ruột để tạo ra sự co bóp, giúp phân di chuyển nhanh hơn trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng thuốc quá mức hoặc không theo chỉ dẫn có thể gây ra táo bón và nhiều tác dụng phụ khác.

Lạm dụng thuốc nhuận tràng còn có thể làm cho ruột trở nên bị phụ thuộc và mất khả năng tự điều chỉnh. Điều này dẫn tới việc tiêu hoá khó đạt hiệu quả khi không có thuốc.

1.5/ Nạp quá nhiều canxi và sắt

Canxi và sắt là 2 chất dinh dưỡng quan trọng mà bà bầu cần cung cấp đủ cho cả thai nhi và cơ thể mẹ. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều chúng, đặc biệt là thông qua các loại viên uống bổ sung sẽ dễ gây rối loạn tiêu hoá.

nạp thừa sắt và canxi

Canxi có thể dẫn tới táo bón vì nó có khả năng làm co thắt các cơ trơn, bao gồm cả các cơ ruột. Sắt khi được nạp quá mức cũng có thể làm cho phân trở nên đặc hơn và khó đi qua ruột.

1.6/ Ít vận động

Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Khi bà bầu ít vận động, cơ thể không nhận được đủ sự kích thích và chuyển động cần thiết để thúc đẩy tiêu hóa. Điều này có thể làm cho quá trình tiêu hóa trở nên chậm chạp và dễ dẫn đến táo bón. Rất nhiều mẹ bầu có tâm lý lười vận động, ngại di chuyển nên càng làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.

=> Xem thêm: Top men vi sinh cho bà bầu tốt nhất hiện nay

2/ Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ không gây nguy hiểm trực tiếp cho bà bầu hoặc thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài và không được xử lý đúng cách, nó có thể gây ra một số vấn đề.

táo bón 3 tháng đầu ở mẹ bầu

Chẳng hạn như:

  • Căng thẳng: Táo bón có thể gây ra cảm giác khó chịu, đau bụng hoặc căng thẳng.
  • Hấp thụ dinh dưỡng kém: Nếu táo bón kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng của mẹ bầu. Từ đó sự phát triển của thai nhi cũng bị cản trở.
  • Bệnh trĩ: Táo bón dài ngày có thể làm nứt hậu môn, gây ra vết thương nhỏ, chảy máu và đau đớn.

3/ Biện pháp phòng ngừa táo bón 3 tháng đầu mang thai

Để giảm táo bón và các vấn đề liên quan, bà bầu nên áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe, bao gồm:

cách phòng ngừa táo bón 3 tháng đầu ở bà bầu

  • Bổ sung một lượng chất xơ vừa đủ từ các nguồn thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và hạt. 
  • Đảm bảo bạn uống đủ 1,5-2 lít nước trong ngày để giữ cho phân mềm và dễ đi qua ruột.
  • Tránh uống quá nhiều các đồ uống có chứa caffeine, như cà phê và trà, vì chúng có thể làm mất nước trong cơ thể.
  • Khi đi đại tiện, mẹ bầu nên đặt chân trên một chiếc ghế nhỏ, thân người nghiêng về phía trước.
  • Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga cho bà bầu hoặc các bài tập được bác sĩ chỉ dẫn.
  • Khi cảm thấy muốn đi vệ sinh, hãy đi kịp thời để tránh việc nước phân được hấp thụ quá nhiều trong ruột, làm cho phân trở nên khô và khó đi qua.
  • Hãy đảm bảo bạn dành thời gian đủ để hoàn thành quá trình đi vệ sinh mà không cảm thấy vội vàng. 
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng chỉ khi được chỉ định bởi bác sĩ, tránh lạm dụng gây suy yếu cơ trơn ruột.
  • Nếu mẹ bầu gặp vấn đề về táo bón trong 3 tháng đầu mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
  • Bổ sung men vi sinh giúp ích cho quá trình tiêu hoá ở mẹ bầu tốt hơn.

4/ Men vi sinh LACTOMAMA PREMIUM trị táo bón hiệu quả cho mẹ bầu

Một giải pháp trị táo bón nhanh chóng, hiệu quả và an toàn dành cho mẹ bầu chính là sử dụng men vi sinh LactoMama Premium. Sản phẩm thuộc sở hữu độc quyền bởi nhãn hàng Sanfo – Đơn vị cung cấp men vi sinh chuẩn Quốc tế dành cho phụ nữ mang thai.

LactoMama Premium được chứng nhận bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Hàng triệu mẹ bầu đã sử dụng và đạt hiệu quả cao trong việc điều trị táo bón thai kỳ.

Với ứng dụng công nghệ bao vi nang kép tiên tiến, LactoMama Premium mang đến tác dụng gấp 50 lần so với các sản phẩm men vi sinh thông thường.

Đặc biệt, lợi khuẩn trong sản phẩm được bảo vệ bởi lớp màng kháng acid. Điều này đảm bảo rằng lợi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và acid dạ dày, tỷ lệ sống sót của chúng là 99%. Mẹ bầu sẽ được lượng lợi khuẩn cần thiết để cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả.

men vi sinh LactoMama Premium

Trong sản phẩm chứa hàng tỷ lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium cùng nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ hệ tiêu hoá. Mẹ bầu sẽ thấy hàng loạt các công dụng:

  • Duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Giảm các triệu chứng khó chịu liên quan đến tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai, giúp bảo vệ sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.
  • Cung cấp DHA và acid folic, là thành phần quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị lực của thai nhi.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu và các vấn đề liên quan đã được bài viết giải đáp chi tiết. Hy vọng chị em phụ nữ sẽ biết cách bảo vệ hệ tiêu hoá của mình cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x