banner tin

Bé bị ho sổ mũi thở khò khè nguyên nhân? Cách khắc phục

Bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè lâu ngày không khỏi? Bố mẹ không biết phải xử lý làm sao? Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu được các nguyên nhân khiến bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè và biết cách xử lý kịp thời, hiệu quả cho bé. 

1/ Hiện tượng chảy ho, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ

Ho, sổ mũi, thở khò khè đều là 3 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có sự xâm nhập của các tác nhân lạ như vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, ký sinh trùng,…. Nếu trẻ có một đến hai dấu hiệu này thì không quá nguy hiểm và dễ điều trị.

bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè

Nhưng các dấu hiệu này cũng có thể biến chứng nặng như viêm phổi, nhiễm khuẩn họng, mất ngủ, đau đầu, tiểu không tự chủ, nôn mửa,… và thậm chí là tử vong. Đặc biệt là trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu, khả năng chịu đựng bệnh tật kém và khả năng mô tả tình trạng bệnh còn chưa rõ ràng. Điều này khiến bố mẹ khó nắm rõ tình trạng bệnh thực sự của con. 

2/ Vì sao bé bị ho sổ mũi thở khò khè

Bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường những dấu hiệu này là biểu hiện của mắc một hoặc nhiều bệnh lý cùng lúc:

    • Cảm lạnh: Cảm lạnh do vi rút Rhinovirus, hoặc Enterovirus với các biểu hiện ho, hắt xì, sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi,…. Trong trường hợp vi rút gây cảm lạnh đọng lại ở ngực sẽ có thêm hiện tượng ho khò khè và khó thở.
    • Viêm thanh khí phế quản: Viêm thanh khí phế quản là một bệnh nhiễm trùng cổ họng và khí quản do vi rút gây ra. Trong 12-72h đầu, triệu chứng của viêm thanh khí phế quản rất giống với cúm thông thường: sốt nhẹ, sổ mũi. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn về đêm với đặc trưng là giọng nói khàn và thở khò khè.
    • Viêm tiểu phế quản: Đây là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi rút thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh bắt đầu biểu hiện và triệu chứng hắt hơi, sổ mũi sau đó nặng dần lên với các cơn ho kéo dài, thở khò khè và có thể ngừng thở nếu không kịp cấp cứu kịp thời. Viêm tiểu phế quản là bệnh truyền nhiễm, vì vậy các em bé ở độ tuổi đi học, đi nhà trẻ rất dễ nhiễm bệnh. Bố mẹ cần quan tâm, phát hiện các biểu hiện của bệnh sớm và điều trị trước khi nó trở nặng.
    • Viêm phổi:  Viêm phổi thường xảy ra với các bé dưới 5 tuổi  gây ra ho đột ngột, sốt cao và thở nhanh. Có thể ngăn chặn bằng cách tiêm vaccin phòng ngừa. 
    • Trẻ bị hen suyễn bị nhiễm vi rút, vi khuẩn (cảm lạnh, cảm cúm): Cảm lạnh làm nặng thêm triệu chứng của trẻ em bị hen suyễn. Khi bị cảm lạnh hoặc cúm làm viêm mô phổi dẫn đến tăng phản ứng quá mức của phế quản. Phản ứng quá mức này là nguyên nhân của các triệu chứng hen suyễn như thở khò khè, ho nhiều, khó thở hoặc tức ngực.  
    • Viêm phế quản cấp: Nguyên nhân chủ yếu của viêm phế quản là do nhiễm vi rút hoặc bị lây do ở lâu trong không khí có nhiều vi rút gây bệnh, thói quen mút tay, không rửa tay trước khi ăn,… Viêm phế quản cấp có thể phát triển sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm vi rút khác ở mũi, miệng hoặc cổ họng (đường hô hấp trên).

3/ Bé bé bị ho sổ mũi thở khò khè phải làm sao

Nguyên tắc trong điều trị bệnh là để cơ thể tự thích nghi và sinh kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Chỉ khi bệnh có tiến triển nặng và nguy hiểm thì mới cần phải dùng thuốc. Tùy vào mức độ thường xuyên và sự nghiêm trọng của tình trạng bệnh mà bố mẹ sẽ có 2 cách để xử lý: 

3.1/ Dùng mẹo dân gian

a. Mẹo dân gian trị ho, sổ mũi, thở khò khè từ gừng, mật ong và chanh: 

Phương pháp này áp dụng với các bé có từ một đến hai trong 3 triệu chứng: ho, sổ mũi, thở khò khè. Gừng, mật ong và quất thường được sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu. Trong đó:

    • Gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp kiểm soát và làm giảm tình trạng ho, sổ mũi, thở khò khè. 
    • Mật ong có tác dụng giảm ho, giảm tiết chất nhầy ở mũi (nguyên nhân gây đờm, đau họng, ho) và phóng giải phóng cytokine (có tác dụng kháng khuẩn). 
    • Chanh có tác dụng làm loãng chất nhầy để cơ thể đưa nó ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Chanh cũng giàu Vitamin C giúp cường hệ thống miễn dịch, làm giảm triệu chứng và tăng khả năng hồi phục bệnh.

gừng, ong, mật ong trị ho

Chanh, gừng, mật ong trong trị ho, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ nhỏ có thể kết hợp riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau tạo nên những bài thuốc dân gian rất hiệu quả: 

  • Trà gừng trị ho và cảm lạnh ở trẻ nhỏ: 

Cách tiến hành: 

Bước 1: Làm sạch một miếng gừng và thái nhỏ. 

Bước 2: Cho gừng đã thái nhỏ vào nước, đun sôi 5 phút.

Bước 3: Sử dụng nước gừng này để pha trà và cho bé uống 5-10 thìa. Các mẹ có thể cho thêm mật ong cho bé dễ uống.

Với phương pháp này, mẹ có thể cho bé uống một lần vào buổi sáng, uống duy trì hàng ngày đến khi triệu chứng bệnh của bé giảm hẳn. Trà gừng được sử dụng theo nguyên tắc uống một tuần nghỉ một tuần. Nếu dùng chưa đến một tuần mà trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, ợ nóng thì mẹ cũng không nên cho bé tiếp tục sử dụng.

  • Hỗn hợp mật ong, chanh và gừng làm dịu cơn đau họng:

Hỗn hợp mật ong, chanh và gừng thường được uống vào buổi sáng hoặc tầm 5-7 giờ chiều. Hỗn hợp này có tác dụng làm dịu các cơn đau họng và giảm ho, long đờm. Uống nhiều gừng có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, ợ nóng, viêm da,… và gây mất ngủ. Do vậy các mẹ chỉ nên cho bé uống 1 lần vào buổi sáng và không uống vào buổi tối. 

Cách tiến hành: 

Bước 1: Làm sạch một miếng gừng và thái nhỏ. 

Bước 2: Cho gừng đã thái nhỏ vào nước, đun sôi 5 phút => nước gừng.

Bước 3: Thêm mật ong và 1 thìa cốt chanh vào cốc nước gừng  

So với trà gừng thì hỗn hợp mật ong, chanh và gừng dễ uống đối với trẻ nhỏ hơn.

  • Nước chanh và mật ong làm dịu cơn đau họng và giảm ho:

Chanh kết hợp với mật ong có tác dụng làm dịu cơn đau họng, giảm ho và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thời điểm thích hợp nhất để cho bé uống hỗn hợp này là vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Tuy nhiên, chanh có tính acid gây đau dạ dày. Do vậy mẹ chỉ nên cho bé uống một lần trong ngày và ngừng sử dụng khoảng 1 tuần sau khi các dấu hiệu ho, sổ mũi, thở khò khè giảm. 

Cách thực hiện:  

Bước 1: Vắt ½ quả chanh và 2 thìa mật ong vào một cốc nước ấm ( khoảng 200 đến 250 ml )

Bước 2: Dùng muỗng khuấy đều.

Bước 3: Uống hỗn hợp nước chanh và mật ong ngay sau khi vừa pha xong và khi nước còn ấm.

b. Bài thuốc dân gian cho bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè từ dầu gió, dầu tràm. 

Dầu gió, dầu khuynh diệp và dầu tràm cũng làm nên những bài thuốc dân gian chữa ho, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ nhỏ: 

    • Thành phần chính của dầu gió là Menthol. Menthol kích hoạt kênh melastatin 8 (TRPM8) tạo ra cảm giác mát mẻ, giãn khí phế quản, giảm độ gắng sức khi thở ra. 
    • Dầu tràm có nhiều Cineol. Chất này có đặc tính làm tan chất nhầy, giãn phế quản và chống viêm, đồng thời làm giảm tỷ lệ phát bệnh đợt cấp ở những bệnh nhân mắc bệnh COPD, cũng như cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn và viêm mũi xoang. 

Hai thành phần này thường được ứng dụng vào 2 phương pháp dân gian chữa ho, sổ mũi, thở khò khè:

  • Phương pháp hít

Cách thực hiện: Nhỏ 1-2 giọt dầu gió vào chiếc khăn giấy, đặt vào đầu giường khi đi ngủ hoặc thỉnh thoảng cho bé hít khăn giấy đã tẩm dầu gió này. 

Lưu ý: Không nhỏ trực tiếp dầu gió vào mũi hoặc hít quá nhiều dầu gió. Bởi vì nồng độ cao menthol có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm nặng thêm tình trạng sổ mũi.

  • Phương pháp Xông

xông hơi

Cách thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

Bước 2: Cho nước đun sôi vào một bát thủy tinh hay cốc thủy tinh và nhỏ 2-3 giọt dầu vào.

Bước 3: Cúi người hoặc đặt bát/ cốc thủy tinh để sát mũi, hít thở sâu để các tinh dầu trong này đi qua niêm mạc mũi. 

Lưu ý: 

    • Phương pháp xông chỉ nên thực hiện với các bé từ 12 tuổi trở lên. 
    • Không dùng với trẻ đang bị sốt cao, ra nhiều mồ hôi, bị lở ngứa khu vực vùng mũi, miệng, mặt. 
    • Không rửa mặt sau khi xông. Có thể rửa lại mặt sau khi bé đã khô mồ hôi. 
    • Không để bát sát mũi quá vì sức nóng của nước có thể làm bỏng niêm mạch mũi của bé.
    • Trong suốt quá trình xông cần dùng khăn lớn trùm kín đầu và bát nước để hạn chế tinh dầu ra ngoài.
    • Phương pháp xông chỉ nên thực hiện với các bé từ 12 tuổi trở lên. 
  • Massage bằng tinh dầu khuynh diệp: 

Massage bằng tinh dầu khuynh diệp hỗ trợ lưu thông hô hấp, làm giảm triệu chứng thở khò khè và các biểu hiện của cảm cúm. Ngoài ra, Massage cho bé hàng ngày 1-2 lần còn giúp bé ngủ ngon hơn và dễ chịu hơn sau khi ngủ dậy. 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Mẹ cho 2-3 giọt dầu vào lòng bàn tay, xoa đều cho tay nóng lên.

Bước 2: Mẹ xoa dầu nóng này vào gan bàn chân và đặc biệt là huyệt dũng tuyền (phần hõm ở lòng bàn chân, là điểm nối từ 2/3 chiều dài bàn chân tính từ gót chân và 1/3 chiều rộng của lòng bàn chân tính từ bên phải sang) cho bé trong khoảng 2 phút trước khi đi ngủ.

3.2/ Đưa bé đến bác sĩ

Ho, sổ mũi, thở khò khè có thể khiến trẻ ngừng thở trong các cơn hô hấp nặng. Do vậy, các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi thời gian dài dùng thuốc và các biện pháp dân gian. Đặc biệt, khi các con có một trong 9 dấu hiệu sau cần đưa đến cơ sở Y tế ngay lập tức: 

đưa bé đến gặp bác sĩ

    • Bé bị khó thở nặng.
    • Hơi thở trở nên gấp gáp hoặc không đều.
    • Không ăn được trong 3 ngày liên tiếp.
    • Da của bé chuyển sang màu xanh hoặc họ trở nên rất nhợt nhạt
    • Nước mũi có màu: màu xanh, vàng, thậm chí có máu.
    • Nhiệt độ trên 30,3oC với trẻ dưới 3 tháng tuổi và 39,4oC với người lớn.
    • Trẻ có bệnh nền là hen suyễn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm nặng.
    • Khi trẻ có đồng thời cả 3 dấu hiệu ho, sổ mũi, thở khò khè mà tần suất xảy ra thường xuyên, bé kêu khó chịu nhiều. 
    • Dùng thuốc tây và kết hợp uống kháng sinh quá 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguyên nhân có thể do chẩn đoán sai,  đơn thuốc đang dùng không kê đúng với thực trạng bệnh. Do vậy bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ và tư vấn kịp thời.

4/ Lưu ý khi xử lý ho sổ mũi thở khò khè cho bé tại nhà

Cách xử lý ho, sổ mũi, thở khò khè rất đơn giản nhưng trẻ mãi không khỏi, bệnh ngày càng trầm trọng hơn do bố mẹ xử lý sai cách. Do vậy 3 lưu ý dưới đây thật sự quan trọng đối với các ông bố, bà mẹ có con bị ho, sổ mũi, thở khò khè: 

  • Tuân thủ liều điều trị của tất cả các thuốc và thực phẩm hỗ trợ điều trị ho, sổ mũi, thở khò khè. Nhiều trường hợp các mẹ thấy con dùng 1-2 liều thuốc mà chưa thấy kết quả nên đã tự ý tăng liều dùng. Điều này khiến nồng độ thuốc trong cơ thể vượt quá ngưỡng hấp thu và gây nên nhiều tác dụng phụ: nôn, buồn nôn, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi,…. và làm triệu chứng bệnh càng trầm trọng hơn. 
  • Không nên cho trẻ sử dụng kháng sinh từ thời gian đầu của biểu hiện bệnh. Vì mẹ vẫn chưa biết chắc chắn nguyên nhân thực sự của những tình trạng trên là gì để lựa chọn kháng sinh phù hợp. Việc sử dụng kháng sinh sai cách làm trẻ dễ bị kháng thuốc cho những lần sau. Bé có thể sử dụng kháng sinh khi có một trong các dấu hiệu sau:
    • Nước mũi từ trong chuyển sang có màu.
    • Trẻ bị tiêu chảy 2 ngày không khỏi, đi ngoài có máu.
    • Trẻ ho có nhiều đờm, đờm có màu và tanh.
    • Ho không thuyên giảm sau 14 ngày.
  • Hỏi han và theo dõi tình trạng bệnh của các con thường xuyên để kịp thời đưa bé đến trung tâm Y tế gần nhất nếu tình trạng ho, sổ mũi, thở khò khè không giảm hoặc nặng hơn. 

5/ Sản phẩm giảm ho Siro Ho Thymus SanfoBee 

Siro Ho Thymus SanfoBee 

Thành phần: 

Trong 60ml chứa:

    • Cao khô lá Thường Xuân: 630mg
    • Thymomodulin: 120mg
    • Keo ong: 60mg
    • Tinh dầu khuynh diệp: 48mg
    • Mật ong: 1800mg
    • Tá dược: Vừa đủ

Công dụng: 

    • Hỗ trợ giảm các triệu chứng ho do viêm họng, ho khan, do có đờm, ho do thay đổi thời tiết.
    • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng.

Đối tượng sử dụng: 

Trẻ em và người lớn có các  dấu hiệu ho do cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng. 

5 Điểm nổi bật của Sản phẩm giảm ho Siro Ho Thymus SanfoBee

    • Sự kết hợp giữa thảo dược trị ho và chất tăng cường miễn dịch Thymomodulin giúp trị tận gốc các cơn ho do mọi nguyên nhân. Thymomodulin cũng đã được chứng minh trên lâm sàng có tác dụng giảm số lần tái phát viêm đường hô hấp. 
    • Sản phẩm được làm từ các thành phần 100% tự nhiên không chứa cồn, không chứa bất kì thành phần thuốc nào, không gây ra bất kì một tác dụng phụ nào với trẻ nhỏ.
    • Nguyên liệu Keo ong Hàn Quốc: Là kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm ho nhanh chóng và giảm tái phát viêm đường hô hấp.
    • Dễ uống.
    • Nhiều dạng bào chế khác nhau: Dạng lọ, dạng gói 5ml (tiện lợi, dễ chia liều)

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bố mẹ biết cách chăm sóc bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x