Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi. Vậy nguyên nhân này là do đâu? Cha mẹ phải xử lý ra sao khi con em mình gặp vấn đề này?
1/ Nguyên nhân bé uống kháng sinh bị tiêu chảy
Kháng sinh là một loại thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp cơ thể nhanh phục hồi thể trạng. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu diệt hại khuẩn, kháng sinh cũng tiêu diệt luôn những lợi khuẩn có ích sống trong đường ruột (probiotics). Bởi vì bản chất của Probiotics cũng là những vi khuẩn. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn tới tiêu chảy.
Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây tiêu chảy. Tuy nhiên kháng sinh phổ rộng như Clindamycin, một số loại Penicilin và Cephalosporin gây ảnh hưởng nhiều hơn.
Một số kháng sinh còn làm tăng kích ứng đường tiêu hóa như erythromycin, tetracycline, ampicillin, amoxicillin… cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh.
Thêm vào đó, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên việc tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh dễ xảy ra và mức độ nghiêm trọng hơn người lớn.
2/ Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh
Trẻ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh thường có các triệu chứng:
-
- Trẻ đau bụng, đi ngoài nhiều lầm (trên 3 lần/ngày).
-
- Phân lỏng.
- Vùng da quanh hậu môn bị hăm đỏ.
Tiêu chảy có thể bắt đầu từ ngày đầu tiên dùng kháng sinh (nhưng thường là từ ngày thứ 2) và kéo dài và tuần sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, không phải lúc nào uống kháng sinh cũng bị tiêu chảy.
Phân biệt tiêu chảy do kháng sinh và do nguyên nhân khác:
Tiêu chảy ngoài nguyên nhân do sử dụng kháng sinh kéo dài, còn có nhiều nguyên khác như ngộ độc thực phẩm, nhiễm vi rút. Các mẹ có thể phân biệt nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy dựa vào 2 dấu hiệu sau:
-
- Tiêu chảy do kháng sinh thường không có sốt và không có bất kỳ biểu hiện nào kèm theo. Trong khi đó, tiêu chảy do nhiễm vi rút hay ngộ độc thức ăn thường kèm theo sốt cao và biểu hiện nôn trớ, đau bụng, đổ mồ hôi nhiều,…
- Tiêu chảy do kháng sinh có thể tự khỏi sau nghi ngưng sử dụng kháng sinh vài ngày (nhiều nhất 1 tuần). Các mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé trong thời gian này để cải thiện tình trạng. Ngược lại, những nguyên nhân khác cần sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng.
3/ Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không
Với các bé dưới 12 tháng tuổi, tình trạng mất nước do tiêu chảy thường rất nặng nề. Do vậy các mẹ cần cung cấp đủ nước cho bé và theo dõi các dấu hiệu khác để kịp thời đưa con đến bệnh viện.
Với các bé từ 2 tuổi trở lên, tiêu chảy do sử dụng kháng sinh thường biểu hiện ở mức độ nhẹ (1-2 ngày rồi ngừng). Điều này không gây nguy hiểm, không gây mất nước và điện giải. Nhưng nếu tiêu chảy kéo dài (trên 1 tuần), bé bị mất nước và điện giải nhiều gây mệt mỏi, gầy yếu, sút cân, biếng ăn.
Mặc dù hiếm gặp nhưng một biến chứng khác của việc sử dụng kháng sinh gây ra viêm (đau hoặc sưng) ruột già. Dấu hiệu viêm bao gồm:
-
- Tiêu chảy nặng có thể có máu hoặc chất nhầy
- Sốt
- Đau bụng dữ dội
- Cơ thể suy yếu, mệt mỏi
4/ Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Để xử lý tình trạng bé bị tiêu chảy do kháng sinh, bố mẹ cần:
-
- Tiếp tục sử dụng kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy ở mức độ nhẹ và tình trạng của bé vẫn ổn.
-
- Cung cấp đủ nước cho bé, tránh nước trái cây hoặc nước ngọt vì chúng có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế các thực phẩm có khả năng sinh hơi như từ đậu, bông cải xanh, hành, tỏi,…, nước có gas.
- Trị hăm tã: Nếu tiêu chảy gây phát ban quanh hậu môn hoặc vùng mặc tã, các mẹ nên:
-
- Rửa sạch vùng da bị hăm
- Vỗ nhẹ cho khô
- Che vùng da đó bằng một lớp kem chứa kẽm hoặc kem chống hăm tã khác.
-
- Bổ sung men vi sinh cho bé
- Thuốc chống tiêu chảy như loperamid không có tác dụng mà còn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Các mẹ hãy hạn chế sử dụng những loại thuốc này.
- Đưa bé đến gặp chuyên gia Y tế nếu:
-
-
- Bé bị tiêu chảy trên 7 ngày
- Tiêu chảy có kèm theo máu hoặc chất nhầy, sốt, đau bụng dữ dội.
- Có dấu hiệu mất nước: đi tiểu ít, cáu kỉnh, mệt mỏi và khô miệng.
-
5/ Cách phòng tránh trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh
Bé sử dụng kháng sinh bị tiêu chảy có thể phòng ngừa bằng 5 cách:
-
- Bổ sung men vi sinh cho các con tại cả 3 thời điểm: trước – trong- sau khi sử dụng kháng sinh.
- Bảo vệ sức đề kháng của con bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ để hạn chế mắc bệnh.
- Rửa tay bé thường xuyên: Để ngăn ngừa nhiễm trùng và lây nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy.
- Luôn cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ/ sử dụng kháng sinh.
- Tuân thủ liều dùng kháng sinh. Không tự ý ngưng liều hoặc sử dụng quá liều.
6/ Men vi sinh dạng nước Enterosanfo
Men vi sinh dạng nước Enterosanfo là men vi sinh bổ sung 5 tỷ bào tử lợi khuẩn với 3 chủng men: Bacillus clausii, Bacillus subtilis, Saccharomyces boulardii, có tác dụng:
-
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
- Giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
- Chủng S.boulardii có tác dụng mạnh trong trường hợp rối loạn tiêu hoá do sử dụng thuốc và kháng sinh kéo dài.
Ưu điểm vượt trội của Enterosanfo:
-
- Số lượng lợi khuẩn nhiều: 5 tỷ bào tử lợi khuẩn (Hầu hết các sản phẩm men vi sinh trên thị trường thường chỉ có 2-3 tỷ).
- An toàn cho trẻ từ 6 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bổ sung thêm Kẽm: tăng cường sức đề kháng, cải thiện vị giác, kích thích ăn ngon miệng.
- Hiệu quả sử dụng cao: cải thiện đau bụng, tiêu chảy ngay ngày đầu tiên sử dụng.
- Vị ngọt nhẹ tự nhiên, dễ uống, phù hợp với trẻ nhỏ.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp cha mẹ hiểu hơn về nguyên nhân bé uống kháng sinh bị tiêu chảy và biết cách xử lý kịp thời.