Chè dây là cây gì? Có tác dụng gì? Các bài thuốc từ chè dây
Chè dây là một loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Vậy tác dụng của chúng đối với sức khỏe là gì? Có cần lưu ý gì khi sử dụng? Tất cả thông tin về chè dây sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây.
1/ Chè dây là cây gì?
1.1/ Đặc điểm cây chè dây
Chè dây là loại cây có tên khoa học Ampelopsis cantoniensis họ Nho (Vitaceae). Ở một số vùng, người ta gọi loại cây này với một số tên gọi khác như: thau rả, bạch liễm, trà dây,…
Đây là loài cây leo, thân và cành cứng, hình trụ, có lông nhỏ. Lá kép lông chim, mọc so le, méo lá có răng cưa, mặt trên lá khi khô có những vết trắng loang lổ như bị mốc. Quả mọng, khi chín có màu đen.
Chè dây phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Indonesia. Tại Việt Nam, loài cây này thường hay xuất hiện ở vùng núi các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Nam,…
1.2/ Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học có dược tính trong chè dây gồm:
-
- Flavonoid toàn phần (18.15%), tồn tại dưới 2 dạng: aglycon và glycosid. Hỗn hợp flavonoid chứa 2 chất: Myricetin (5.32%) và 2,3-dihydromyricetin(53.83%).
- Tanin
- Đường: Rhamnose và Glucose.
- Ampelopsin (thường thấy trong rễ)
2/ Chè dây có tác dụng gì?
Trong Y học cổ truyền, chè dây có vị ngọt, nhạt, tính mát, dùng để thanh nhiệt, khử độc, khu phong, lợi thấp, giảm đau, chống viêm. Trong Y học Hiện đại, nó có một số tác dụng cụ thể sau:
2.1/ Tác dụng chống loét dạ dày
Từ thời xa xưa, chè dây đã nổi tiếng với tác dụng chống loét dạ dày, tá tràng. Hiện nay, người ta chứng minh được tác dụng này không phải lời đồn mà do các thành phần hóa học có dược tính trong nó:
-
- Flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp làm lành vết loét dạ dày.
- Tanin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm tiết axit dịch vị, chống kích ứng dạ dày.
- Saponin có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori gây loét dạ dày.
2.2/ Tác dụng kháng khuẩn
Chè dây có tác dụng chống lại một số chủng virus, vi khuẩn như:
-
- Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus (gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm màng não,…)
- Escherichia coli (gây bệnh đường ruột)
- Salmonella typhi (trực khuẩn thương hàn)
2.3/ Giảm tình trạng xơ vữa động mạch
Thành phần Myricetin trong chè dây có tác dụng giảm tình trạng xơ vữa động mạch bằng cơ chế chống oxy hóa:
-
- Chúng ngăn chặn quá trình oxy hóa LDL bằng cách ức chế sự hình thành các sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa lipid (AGEs)
- Bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do, từ đấy giảm sản xuất các yếu tố tăng trưởng mạch máu, giảm sự tích tụ cholesterol và các chất béo khác trong động mạch, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Y Dược Huế cho thấy, Myricetin trong chè dây có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride trong máu.
2.4/ Tác dụng chống viêm
Chè dây được chứng minh có tác dụng ức chế NO bằng cách ức chế hoạt động của enzyme NOS (nitric oxide synthase). Điều này có thể giúp làm giảm viêm và đau do các bệnh lý như viêm khớp, đau cơ và viêm loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra, chè dây còn có chứa các hợp chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do (gây viêm nhiễm và tổn thương tế bào, là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau).
2.5/ Các tác dụng khác
-
- Điều hòa huyết áp ổn định
- An thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Chữa lở loét ngoài da, viêm gan thể hoàng đản, cảm mạo phong nhiệt, sưng đau họng, viêm kết mạc cấp,…
- Rễ cây dùng chữa phong thấp, viêm gan.
- Lá dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.
3/ Bài thuốc từ cây chè dây
Có rất nhiều bài thuốc khác nhau từ cây chè dây. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu 5 bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh hay gặp:
3.3/ Bài thuốc chữa tê thấp đau nhức
-
- Giã nát lá chè dây tươi, hơ nóng rồi gói vào vải sạch.
- Đắp lá chè dây vào chỗ đau nhức, giữ yên trong vòng 30 phút.
3.2/ Bài thuốc phòng bệnh sốt rét
-
- Chuẩn bị:
-
-
- Chè dây: 60g
- Lá hồng bì: 60g
- Rễ cỏ xước: 12g
- Lá đại bì: 12g
- Lá tía tô: 12g
- Lá hoặc vỏ cây vối: 12g
- Rễ xoan rừng: 12g
-
-
- Thái nhỏ, phơi khô
- Sắc với 400ml nước cho đến khi chỉ còn khoảng 100ml thì ngừng. Nước sắc uống trong ngày.
- Liều dùng: 3 ngày/ thang
3.3/ Bài thuốc chữa đau dạ dày
-
- Chuẩn bị 30-50g Chè dây khô, đem sắc hoặc hãm với nước, uống hàng ngày.
- Mỗi đợt điều trị dùng liên tục từ 15-30 ngày.
3.4/ Bài thuốc chữa ngộ độc thực phẩm
-
- Chuẩn bị:
-
-
- Rễ chè dây tươi: 50g
- Gừng tươi: 15g
-
-
- Cho các vị dược liệu vào ấm, sắc với 2 bát nước đến khi còn khoảng 1 bát nước thì ngừng.
- Uống khi nước sắc còn ấm.
- Liều dùng: 1 thang/ngày
3.5/ Bài thuốc chữa cảm mạo, đau họng
Cho 15 – 60g chè dây sắc với nửa thang nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Chia uống nhiều lần trong ngày, uống khi nước còn ấm.
Liều lượng: 1 thang/ngày
4/ Lưu ý gì khi sử dụng cây chè dây
Chè dây có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý 4 lưu ý sau để đạt được hiệu quả tác dụng cao nhất:
-
- Liều dùng hiệu quả của Chè dây là 15-60g/ngày. Không dùng liều cao trên 70g bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ: khó chịu, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chóng mặt,…
- Chè dây có tác dụng hạ huyết áp, do vậy không sử dụng chè dây cho người huyết áp thấp, không sử dụng vào lúc đói.
- Nên uống nước sắc/hãm chè dây sau ăn 10-30 phút, uống khi nước còn ấm.
- Nước sắc chè dây chỉ được sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm vì dễ bị đau bụng và tiêu chảy.
- Nên chọn mua chè dây tại những điểm bán uy tín để đảm bảo mua được dược liệu chính hãng, chưa bị tách chiết hết hoạt chất quan trọng.
- Nếu sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần cao chè dây, bạn nên tuân thủ liều lượng để không sử dụng quá ngưỡng an toàn.
- Sử dụng theo liệu trình, đều đặn và kiên trì để đạt được hiệu quả.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về Chè dây và biết sử dụng chúng hợp lý.