banner tin

Hắc mai biển là gì? Công dụng của hắc mai biển

Hắc mai biển là một loại cây vô cùng nổi tiếng ở Châu Âu và một số nước Châu Á bởi nó rất giàu vitamin và các thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 9 công dụng của nó và những lưu ý khi sử dụng.

1/ Hắc mai biển là gì?

Hắc mai biển là loại cây có tên khoa học Hippophae rhamnoides, họ Nhót (Elaeagnaceae). Tùy vào từng khu vực mà người ta còn gọi cây này bằng một số tên khác: Bìm bìm biếc, gai cát, gai cẩm quỳ,..

Hắc mai biển

Hắc mai biển thuộc loại cây bụi, cao 0.5-2m. Thân có nhiều cành, nhánh và có gai. Lá hình mác, dài 3-8cm, màu xanh bạc. Quả mọng, tròn như quả cam, mềm màu vàng tươi, vỏ quả mịn màng, sáng bóng. Vị ngọt, hơi chua, mùi thơm như quả dứa.

Mai hắc biển mọc tự nhiên ở vùng ôn đới Châu Âu và Châu Á. Tuy nhiên, nó cũng được trồng với mục đích điều trị bệnh, làm thực phẩm, làm cảnh và chắn cát biển. 

2/ Công dụng của cây hắc mai biển

Hắc mai biến có 9 công dụng chính đối với sức khỏe:

2.1/ Tác dụng chống oxy hóa, chống viêm

    • Mai hắc biển giàu β-caroten, Vitamin C, Vitamin E, Flavonoids có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chúng hoạt động bằng cách phân hủy gốc tự do, chống hình thành các gốc tự do, và tăng đào thải các gốc tự do ra khỏi cơ thể.
    • Tác dụng chống oxy hóa đem lại tác dụng toàn diện với cơ thể, giảm nguy cơ phát sinh bệnh mạn tính, giảm nguy cơ viêm, tổn thương các tổ chức trong cơ thể.
    • Cũng nhờ tác dụng này mà Hắc mai biển được sử dụng trong điều trị và làm giảm triệu chứng của viêm khớp, viêm phổi, viêm gan, tụy, viêm họng,…

2.2/ Tác dụng với tim mạch

Mai hắc biển có tác dụng bảo vệ tim mạch, hạn chế các bệnh đường tim mạch theo nhiều cơ chế: 

    • Làm giảm nồng độ Cholesterol, triglyceride, LDL, tăng HDL dẫn tới giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
    • Các vitamin, folate, polyphenol trong cây làm Homocysteine, do đó giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
    • Cải thiện lưu thông máu, tăng nuôi dưỡng máu ở não, chi và các tổ chức cơ quan xa tim.
    • Giảm hình thành huyết khối, chống ngưng tập tiểu cầu, chống loạn nhịp tim, giảm huyết áp.

2.3/ Tác dụng chống loét dạ dày

Nghiên cứu trên động vật cho thấy, chiết xuất Hắc mai biển và 2 thành phần trong dầu hạt của nó (beta-sitosterol-beta-D-glucoside và aglycon) có đặc tính bảo vệ, chống loét dạ dày, cải thiện triệu chứng trào ngược.

Dịch chiết Hắc mai biển cũng ức chế các Cytokine gây viêm, làm giảm viêm loét dạ dày – tá tràng, giảm tiết dịch và acid dạ dày.

2.4/ Tác dụng bảo vệ gan

    • Chiết xuất cây Hắc mai biển đã được thử nghiệm có tác dụng hạ men gan, giảm tiết mật.
    • Flavonoids, Polyphenol, vitamin, acid amin, acid béo không no trong cây Mai hắc biển có tác dụng chống viêm, chống quá trình oxy hóa, chống thoái hóa nên bảo vệ được tế bào gan khỏi viêm, thoái hóa và xơ gan.
    • Cây Mai hắc biển còn làm tăng chức năng gan, tăng cường thải độc và bảo vệ gan khỏi tổn thương bởi các chất độc gây nên.

2.5/ Tác dụng phòng chống khối u

    • Nước ép Hắc mai biển rất giàu Vitamin C, Flavonoids, Acid béo ω-3 có tác dụng giảm viêm, phân hủy các hợp chất gây ung thư như Nitrosamin, Acrylamide, các hóa chất độc hại, AGE,..
    • Với tác dụng chống oxy hóa mạnh, Hắc mai biển có tác dụng giảm nguy cơ hình thành các khối u.
    • Dầu Hắc mai biển cũng làm tăng khả năng miễn dịch, hạn chế hình thành khối u.

2.6/ Tác dụng chữa bỏng, chóng lành vết thương

    • Nước ép Hắc mai biển vừa có tính kháng sinh, vừa có tác dụng kích thích tái tạo các tế bào da, tế bào sợi, tăng sản sinh Collagen.
    • Axit palmitoleic, có trong dầu Hắc mai biển, là một thành phần của da và có tác dụng chữa lành vết thương và vết bỏng.
    • Hợp chất Tanin trong cây làm se các vết hở, vết bỏng, vết thương, giảm tiết dịch.

2.7/ Tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng ăn 28g nước ép từ quả hắc mai biển mỗi ngày trong 90 ngày sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng tăng cường tiêu hóa, chống táo bón.

2.8/ Tác dụng làm đẹp da

    • Hắc mai biển làm tăng tính đàn hồi da, giúp da sáng, bóng, mịn.
    • Chống lão hóa làn da, giảm nám, giảm nhăn, tăng độ ẩm cho da.
    • Hắc mai biển giàu vitamin A, B, C, D, E làm da chắc khỏe, chống mụn nhọt, viêm nhiễm. 
    • Tác dụng tăng mọc tóc, giảm rụng tóc, chống khô giòn tóc, móng.

2.9/ Các tác dụng khác

    • Tác dụng giảm cân
    • Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
    • Giảm khô mắt
    • Tác dụng kháng sinh
    • Bảo vệ tế bào não, chống thoái hóa tế bào não.

 3/ Lưu ý khi sử dụng hắc mai biển

Hắc mai biển có nhiều lợi ích là vậy nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do vậy chúng tôi xin cung cấp 9 lưu ý khi sử dụng: 

lưu ý khi dùng hoắc mai biển

    • Không sử dụng Hắc mai biển tươi hay các chế phẩm có hắc mai biến ít nhất 2 tuần đầu sau khi phẫu thuật. Vì nó có thể gây chảy máu nhiều tại vị trí phẫu thuật. 
    • Chống chỉ định khi dùng cùng thuốc hạ huyết áp (thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn A2R), thuốc chống đông máu,  thuốc chống tiểu cầu, và thuốc chống ung thư ( đặc biệt là cyclophosphamide). 
    • Chống chỉ định với những người mắc bệnh tự miễn hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
    • Ở những bệnh nhân đái tháo đường hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết, thành phần flavonoid có thể làm giảm quá mức lượng đường trong máu. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và chú ý tuân thủ liều dùng.
    • Tránh sử dụng Hắc mai biển cùng các vị thảo dược: bạch quả, đinh hương, tỏi, dầu, vitamin E, nhân sâm Panax, gừng, cỏ ba lá đỏ (cỏ ba lá đỏ), nghệ, hoa cúc, hạt dẻ ngựa,… Vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, khó cầm máu, tăng nguy cơ bầm tím, rối loạn chảy máu,…
    • Các kem bôi có chứa thành phần Hắc mai biển chỉ nên bôi trong thời gian tối đa 13 ngày. Nó có thể gây đỏ da, ngứa da ở một số người.
    • Hắc mai biển khi dùng bằng đường uống cho tác dụng an toàn trong tối đa 8 tuần ở trẻ em từ 1-7 tuổi.
    • Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu hắc mai biển có an toàn khi sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Do vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Không có liều lượng cụ thể khi dùng Hắc mai biến. Do vậy bạn cần tuân thủ liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của chuyên gia Y tế.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp bạn có thêm những kiến thức về Hắc mai biển và biết sử dụng chúng an toàn, hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x