Hiện tượng bốc hỏa sau sinh phải làm sao?
Bốc hỏa sau sinh là hiện tượng rất thường gặp. Tuy không đe dọa tính mạng, nhưng nó làm giảm chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân gây trầm cảm. Vậy các mẹ đã biết nguyên nhân bốc hỏa sau sinh là gì và làm sao để khắc phục tình trạng này?
1/ Hiện tượng bốc hỏa sau sinh là gì?
Bốc hỏa là hiện tượng nóng dữ dội thường bắt đầu ở mặt, vai, cổ và ngực sau đó lan ra toàn thể. Các triệu chứng khác bao gồm: mệt mỏi, dễ cáu gắt, tim đập nhanh, bồn chồn, lo lắng,… Đổ mồ hôi quá nhiều thường xảy ra trong vòng 3 đến 5 phút khi cơn bốc hỏa xảy ra.
Bốc hỏa cũng có thể đi kèm với hiện tượng mẩn đỏ ở những khu vực bị nóng. Đôi khi, các mẹ còn cảm thấy vừa nóng vừa lạnh. Hiện tượng này có thể xảy ra trong tuần đầu tiên sinh nở và có xu hướng trầm trọng hơn vào tuần thứ 2.
2/ Nguyên nhân phụ nữ bốc hỏa sau sinh
Bốc hỏa sau sinh do 6 nguyên nhân dưới đây:
2.1/ Nồng độ Estrogen thấp
Phụ nữ sau sinh, nồng độ Estrogen và progesterone sụt giảm do chúng được huy động để cung cấp cho thai nhi và tăng sinh Prolactin để tạo sữa cho con bú. Nồng độ Estrogen giảm làm mẹ các mẹ nhạy cảm với nhiệt độ. Ngay cả khi nhiệt độ tăng nhẹ cũng làm cơ thể kích hoạt các cơ chế làm mát như đổ mồ hôi.
2.2/ Cơ thể giữ nước vào các tháng cuối thai kỳ
Vào cuối thai kỳ, nước trong cơ thể bị tích tụ do thay đổi nội tiết tố. Trung bình, một mẹ bầu sẽ giữ lại khoảng 6,5 lít nước. Đổ mồ hôi nhiều sau sinh là hiện tượng giúp loại bỏ các nước tích đọng này ra khỏi cơ thể.
2.3/ Nhiệt độ cơ thể tăng sau sinh
Khi phụ nữ sinh con, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone oxytocin để kích thích tử cung co bóp và đẩy thai nhi ra ngoài. Hormone oxytocin cũng có tác dụng làm tăng thân nhiệt.
2.4/ Căng thẳng
Phụ nữ sau sinh gặp rất nhiều áp lực, giấc ngủ bị hạn chế, khiến các mẹ dễ bị căng thẳng và tiết hormone cortisol. Hormone này kích thích sản xuất nhiệt từ các tế bào, giảm lưu lượng máu đến da, khiến da không thể giải phóng nhiệt. Điều này gây bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều về đêm.
2.5/ Do quan niệm “ở cữ”
Một số quan niệm kiêng cữ (sau sinh khiến chị em rơi vào tình trạng bốc hỏa như:
-
- Kiêng gió: Quan niệm này khiến chị em thường ở trong phòng kín, ít ra ngoài, từ đó gây bí bách, khó thoát nhiệt.
- Kiêng tắm gội: làm mồ hôi tích động lâu trên cơ thể gây khó chịu
- Kiêng tắm nước lạnh: Điều này gây khó chịu, thân nhiệt tăng, cao đặc biệt là khi thời gian ở cữ là vào mùa hè.
- Kiêng mặc quần áo cộc: Quan niệm này không chỉ làm nhiều mẹ áp dụng vào mùa đông mà kể cả mùa hè cũng mặc áo dài kín mít, trùm khăn. Điều này làm mồ hôi không thoát ra được gây bí bách, bốc hỏa.
- Phải dùng nhiều bột rượu – gừng – nghệ: Toàn những thực phẩm gây nóng
2.6/ Do bệnh lý
Phụ nữ sau sinh có hiện tượng bốc hỏa còn là hậu quả của một số bệnh lý như tiểu đường, hạ đường huyết, suy giáp,… Ngoài đổ nhiều mồ hôi, các bệnh này còn gây sốt cao, đau đầu, khó thở, tiêu chảy,…
3/ Hiện tượng bốc hỏa sau sinh kéo dài bao lâu?
Bốc hỏa thường xuất hiện vài ngày sau khi sinh, đạt đỉnh điểm ở tuần thứ hai và chỉ còn 14% tình trạng vào tuần thứ 12. Cơn bốc hỏa có thể biến mất hoàn toàn sau 1 năm sinh con. Tuy nhiên 10% số người báo cáo vẫn còn những cơn bốc hỏa sau 1 năm sinh con.
4/ Bốc hỏa sau sinh có ảnh hưởng như thế nào?
Bốc hỏa sau sinh ảnh hưởng đến cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, bao gồm:
-
- Tâm trạng: Bốc hỏa khiến chị em khó chịu, lo lắng.
- Giấc ngủ: Những cơn bốc hỏa gây đổ mồ hôi nhiều về đêm, đặc biệt là 2-3h sáng. Điều này làm các mẹ mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dẫn tới mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- Tăng nguy cơ trầm cảm: Bốc hỏa vốn làm tâm trạng của các chị em xấu đi, thêm vào đó là sự thức dậy nhiều lần vì đổ mồ hôi nhiều và chăm con làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
5/ Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Bốc hỏa sau sinh có thể tự hết và không cần điều trị Y tế. Tuy nhiên nếu đổ mồ hôi kèm theo một trong các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ:
-
- Sốt
- Đau ở khớp hoặc lưng
- Đau đầu dai dẳng
- Sụt cân mạnh không rõ nguyên nhân
-
- Đau vùng bụng dưới
- Đau khi đi tiểu
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
- Ăn mất ngon
- Khối u đau ở ngực
- Khó thở
- Tiêu chảy
6/ Cách khắc phục tình trạng bốc hỏa sau sinh?
Bốc hỏa sau sinh phần lớn là do hormone, tuy nhiên vẫn có cách khắc phục tình trạng này:
-
- Kiểm soát nhiệt độ phòng: Sử dụng quạt, mở cửa sổ hoặc giảm nhiệt độ phòng để giữ nhiệt độ phòng ngủ luôn mát mẻ.
- Mặc đồ ngủ thoáng khí: Sử dụng đồ ngủ rộng rãi, thoải mái, nên dùng chất liệu cotton hoặc sợi tổng hợp. Nếu là mùa hè, các mẹ có thể sử dụng quần áo cộc tay.
- Uống đủ nước: Phụ nữ sau sinh cần bổ sung 2.5-3l nước/ngày để ngừa mất nước và kích thích tạo sữa. Một cốc nước nhỏ trước khi đi ngủ cũng có thể giúp ngăn ngừa mồ hôi ban đêm.
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, có đầy đủ protein và rau xanh. Các mẹ cũng chú ý ăn nhiều thực phẩm có tác dụng làm tăng estrogen như: Bơ, chuối, cá hồi, tôm, cua, hạt lanh, mè, hạnh nhân,…
- Bổ thêm vitamin và khoáng chất: Vitamin A, B, C, sắt, canxi,…
- Ăn nhiều đậu nành: isoflavone trong đậu nành đã được chứng minh làm giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh.
- Tránh ăn các thực phẩm chứa caffein, cồn, thức ăn cay, đồ ăn còn nóng,…
- Để cơ thể thoải mái, thư giãn bằng các bài tập thể dục, yoga, nghe thiền, hít thở sâu,..
Hy vọng những thông tin mà Dược sĩ Sanfo cung cấp ở trên đã giúp các mẹ hiểu được nguyên nhân của hiện tượng bốc hỏa sau sinh và biết cách khắc phục nó.