Mạch môn là gì? Có tác dụng gì với sức khỏe?
Mạch môn và một vị thuốc có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Vậy những tác dụng này là gì? Các bài mạch môn thang và những lưu ý gì khi sử dụng? Tất cả thông tin này sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây:
1/ Mạch môn là gì?
1.1/ Đặc điểm cây mạch môn
Mạch môn là loài cây có tên khoa học là Ophiopogon japonicus, họ Thiên môn Asparagaceae. Tùy từng khu vực mà Mạch môn còn có một số tên gọi khác: Tóc tiên, lan tiên, xà thảo, duyên giới thảo, mạch môn đông, phước kém phạ.
Đây là một loại cây thảo, ưa ẩm, chịu bóng. Thân cây ngắn, mang nhiều rễ củ mập. Lá hình dải hẹp dài 15-30cm, rộng 2-4cm, nhăn, gốc có bẹ to hình mạng, đầu nhọn. Cụm hoa một chùm dài 10-20cm, cuống có cạnh, hoa màu lục nhạt hoặc lơ sáng. Quả màu, màu tím chứa 1-2 hạt.
Loại cây này phân bố chủ yếu ở Đông và Trung Á, ở Việt Nam có 6 loài.
1.2/ Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận làm thuốc của mạch môn là rễ củ từ 2-3 năm tuổi, thu hái vào tháng 6, rửa sạch đất. Củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, phơi hay sấy khô. Khi dùng cắt bỏ lõi.
2/ Tác dụng của mạch môn
2.1/ Y học Cổ truyền
Rễ mạch môn có vị ngọt, bình, có tác dụng ích vị, sinh tân, dưỡng âm, thoái nhiệt, uống lâu làm cơ thể hoạt bát, nhuận phế, chỉ ho, cầm máu, thanh nhiệt.
Trong Y học Trung Quốc, rễ củ mạch môn thường được dùng trị các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn thần kinh mạch máu, loạn thần kinh thực vật, khí hư và mất ngủ. Mạch môn phối hợp với các vị dược liệu khác trị viêm dây thần kinh.
2.2/ Trong y học hiện đại
Trong Y học hiện đại, rễ mạch môn đã được chứng minh có 5 tác dụng dược lý:
-
- Tác dụng chống viêm ở cả hai giai đoạn cấp tính và bán mạn tính.
- Tác dụng gây thu teo tuyến ức (nhưng ở mức độ yếu).
- Tác dụng ức chế phế cầu và một số chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Bacillus subtilis,…
- Tác dụng chống ho, long đờm, tăng tiết dịch ở niêm mạc khí phế quản.
- Tác dụng hạ đường huyết.
3/ Cách sử dụng Mạch môn
Có hơn 30 bài thuốc có sử dụng mạch môn trong phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu 7 bài thuốc thường được áp dụng cho những căn bệnh hay gặp:
3.1/ Bài thuốc trị táo bón, giảm ho, huyết áp thấp – Mạch môn ngâm rượu
-
- Củ tươi, bỏ lõi, rửa sạch, để ráo nước.
- 1kg củ tươi đã bỏ lõi đâm với 3-4 lít rượu 400. Ngâm ít nhất 1 tháng.
- Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20ml rượu mạch môn.
3.2/ Bài thuốc “Tư thủy nhuận táo phương” – Chữa chứng tinh huyết suy kiệt, trong ngực nôn nao, đau từ trên xuống dưới, khô khát, táo kết
-
- Chuẩn bị:
-
-
- Mạch môn: 24g
- Thục địa: 80g
- Thiên môn: 24g
- Phụ tử chế: 8g
- Ngũ vị: 20g
- Sữa: 1 bát to
-
-
- Sắc uống ngày 1 thang.
3.3/ Bài thuốc “toàn chân nhất khí thang” – Chữa âm hư, sốt cao, suyến khát, trên nóng dưới lạnh
-
- Chuẩn bị:
-
-
- Mạch môn: 12g
- Thục địa: 32g
- Ngũ vị: 32g
- Nhân sâm: 12g
- Bạch truật: 12g
- Phụ tử chế: 4g
-
-
- Sắc uống, ngày 1 thang.
3.4/ Bài thuốc “Sinh mạch tán” – Chữa nhiệt thương tổn đến nguyên khí, đoản hơi, khát, phế hư mà ho
-
- Chuẩn bị:
-
-
- Mạch môn: 2g
- Nhân sâm: 2g
- Ngũ vị: 7 hạt
-
-
- Sắc uống, ngày 1 thang.
3.5/ Bài thuốc cho trẻ em bị viêm họng, viêm phế quản
-
- Chuẩn bị:
-
-
- Mạch môn: 24g
- Huyền sâm: 12g
- Thiên môn: 12g
-
-
- Sắc uống
3.6/ Bài thuốc chữa ho, viêm họng
-
- Chuẩn bị:
-
-
- Mạch môn: 10g
- Bách bộ (bỏ lõi sao vàng): 10g
- Vỏ rễ dâu (cạo vỏ vàng): 10g
- Vỏ quýt: 5g
- Xạ can: 5g
- Cam thảo dây: 5g
-
-
- Làm dạng thuốc phiến ngậm (mỗi phiến khoảng 3g), ngày ngậm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến, hoặc dạng cao lỏng, mỗi lần một thìa cà phê.
3.7/ Bài thuốc chữa xơ vữa động mạch, co thắt mạch vành kèm theo loạn nhịp, khó thở, đánh trống ngực
-
- Chuẩn bị:
-
-
- Mạch môn: 15.5g
- Thiên môn: 12.5g
- Sa sâm: 9g
- Đan sâm: 9g
- Ngũ vị tử: 6g
- Viễn chí: 6g
- Cam thảo: 3g
-
-
- Cho tất cả dược liệu trên vào ấm sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml nước thì ngừng. Chia uống 1-2 lần trong ngày.
- Duy trì uống đều đặn, hàng ngày trong 1-2 tháng.
4/ Lưu ý khi sử dụng mạch môn
Mạch môn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bên cạnh đó cũng có nhiều thông tin sai lệch làm người dùng hiểu sai và dùng sai cách. Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra 7 lưu ý khi sử dụng mạch môn:
-
- Liều dùng khuyến cáo của mạch môn là 6-20g (dạng thuốc sắc). Chú ý không dùng quá liều trong thời gian dài vì có thể xuất hiện các tác dụng phụ và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Không dùng mạch môn cho các trường hợp: Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, tiêu chảy.
- Mạch môn không có tên gọi khác là Mạch môn nam hay Mạch môn bắc, do vậy bạn cần lưu ý để không tin vào những thông tin sai lệch.
- Mạch môn đông có vị đắng, khó ăn tươi hay chế biến. Tuy nhiên, mạch môn tươi có thể ngâm rượu hoặc xay lấy nước cốt và thêm với mật ong để trị chảy máu cam.
- Mạch môn đông khi dùng thường bỏ lõi để dễ cân và tính toán tỷ lệ giữa các vị thuốc, lượng rượu ngâm cùng,… Tuy nhiên nếu không bỏ lõi cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì phần lõi này chứa nhiều chất xơ, gần như không có các hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh.
- Nên chọn mua mạch môn tại những cơ sở có uy tín để đảm bảo chất lượng dược liệu và hàm lượng hoạt chất có trong nó.
- Nên sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có bổ sung thành phần này để đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn là tự chế biến.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp bạn hiểu hơn về mạch môn và hơn hết là biết cách sử dụng chúng an toàn.