banner tin

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối phải làm sao?

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối là vấn đề rất cần được quan tâm. Bởi nếu bạn chủ quan với sức khỏe của mình, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Hãy cùng bài viết tìm hiểu rõ nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu tháng 7, 8, 9 và học cách khắc phục hiệu quả.

1/ Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối

Mẹ bầu bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến nhất được các chuyên gia lý giải là:

bà bầu bị tiêu chảy

  • Mất cân bằng hormone: Hormone Estrogen ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ có xu hướng tăng mạnh để chuẩn bị cho em bé chào đời. Bởi vậy mà quá trình chuyển động của ruột vô tình bị đẩy nhanh hơn, dẫn tới đi ngoài phân lỏng.
  • Nhiễm trùng đường ruột: Mẹ bầu bị tiêu chảy cũng có thể là do tác động của vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng. Do hệ miễn dịch của mẹ bầu lúc này khá nhạy cảm. Nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh thì rất dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Do chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng không khoa học trong 3 tháng cuối thai kỳ rất dễ làm cho mẹ bầu bị rối loạn tiêu hoá. Nhiều chị em bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc bổ được dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây nên tình trạng tiêu chảy. Mẹ bầu cần chú ý cẩn thận và trao đổi chi tiết với bác sĩ.
  • Yếu tố tâm lý: Những cảm xúc quá tiêu cực ở mẹ bầu vào tháng thứ 7, 8, 9 thai kỳ cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến hệ tiêu hoá hoạt động kém. Từ đó dẫn tới tiêu chảy và nhiều vấn đề khác liên quan đến đường ruột.
  • Một số vấn đề về hệ tiêu hoá: Một số trường hợp mẹ bầu bị viêm niêm mạc dạ dày hoặc đại tràng sẽ khó tránh khỏi tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

2/ Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Tiêu chảy có thể xảy ra ở nhiều bà mẹ khi mang thai 3 tháng cuối. Tình trạng này phải được xử lý kịp thời để tránh gây ra những hậu quả nguy hiểm.

Mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày là một vấn đề đáng lo ngại, vì nó dẫn tới mất nước trong cơ thể và thiếu hụt dinh dưỡng. Khi đó, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng tiêu cực.

mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không

Một số ảnh hưởng cụ thể của tiêu chảy đối với mẹ bầu 3 tháng cuối là:

  • Mệt mỏi, kiệt sức: tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước nghiêm trọng, là nguyên nhân chính dẫn tới mệt mỏi. Đặc biệt với những mẹ bầu cơ địa kém, tiêu chảy nhiều ngày làm cho cơ thể suy yếu, không có sức lực.
  • Mất dưỡng chất: tiêu chảy cản trở trực tiếp tới quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đường ruột. Điều này làm cho thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.
  • Tăng nguy cơ sinh non: Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2019 (1), tiêu chảy khi mang thai có thể dẫn tới tình trạng sinh non hoặc trẻ bị nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA).

3/ Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối phải làm sao?

Có thể thấy rằng, bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, các bà mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân như sau:

biện pháp cải thiện

  • Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày (1,5-2 lít) để đảm bảo cơ thể không bị mất nước do tiêu chảy.
  • Bổ sung chất điện giải theo chỉ dẫn của bác sĩ, ngoài ra có thể uống nước cam, nước dừa,…
  • Tránh những loại thực phẩm gây kích thích ruột và làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy như: đồ ăn cay, món giàu natri, thức ăn dầu mỡ, nước ngọt,…
  • Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hoá cho bà bầu (súp, cháo, canh) và bổ sung đủ các nhóm chất cần thiết như vitamin, khoáng chất, Protein, chất béo lành mạnh.
  • Thư giãn tinh thần bằng các bài tập thở, thiền hoặc yoga nhẹ nhàng cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc chống tiêu chảy, mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần tham vấn chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Luôn theo dõi các triệu chứng xảy ra, đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn như: đau thắt bụng, sốt cao, tiêu chảy kéo dài nhiều ngày,…

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối tuy là tình trạng thường gặp, nhưng chị em tuyệt đối không được lơ là chủ quan. Hãy luôn chú trọng vào chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học nhằm đảm bảo thể trạng ổn định, sớm đón bé yêu khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x