banner tin

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có thể là một vấn đề phổ biến và khá đáng lo ngại. Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng vì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, cũng như cách giải quyết hiệu quả nhất.

1/ Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu

Nguyên nhân làm cho các mẹ bầu phải đối diện với tình trạng tiêu chảy chủ yếu là do sự biến đổi của hormone. Ngoài ra còn có một số lý do khác như: chế độ ăn uống, cảm giác lo lắng, ốm nghén,…

nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Chi tiết được giải thích như sau:

  • Hormone thay đổi: Sự gia tăng của Estrogen có thể làm tăng chuyển động của ruột, khiến nó hoạt động nhanh hơn và gây ra tiêu chảy ở một số trường hợp. Cùng với đó, Progesterone làm các cơ đường ruột trở nên lỏng lẻo, khiến cho quá trình tiêu hoá không ổn định.
  • Chế độ ăn uống: Mẹ bầu ăn quá nhiều chất xơ trong 3 tháng đầu tiên sẽ làm tăng tốc độ chuyển động ruột và gây tiêu chảy. Việc lạm dụng đồ ngọt hoặc chất béo, dinh dưỡng không cân đối cũng là nguyên nhân đáng chú ý.
  • Tâm lý căng thẳng: Nếu các bà mẹ lo âu hay căng thẳng quá mức, sự cân bằng vi sinh trong đường ruột có thể bị thay đổi. Điều đó dẫn tới rối loạn tiêu hoá, táo bón, tiêu chảy,…
  • Ốm nghén: Đây là tình trạng khó tránh khỏi ở nhiều mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi đó, cơ thể luôn có hiện tượng cố gắng loại bỏ một số chất dư thừa ra ngoài, hoạt động tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn tới tiêu chảy, hấp thụ dinh dưỡng kém.
  • Nhiễm trùng: Một số bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do vi khuẩn Salmonella hoặc E. coli.

Đọc thêm: Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa phải làm sao?

2/ Dấu hiệu bà bầu bị tiêu chảy 

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ bị tiêu chảy rất dễ phát hiện qua những dấu hiệu như sau:

dấu hiệu bà bầu bị tiêu chảy

  • Phân lỏng hoặc bị chảy nước phân.
  • Tình trạng đi ngoài ra chất lỏng kéo dài nhiều ngày.
  • Có thể đi kèm với buồn nôn, nôn mửa.
  • Bụng bị đau, bụng kêu và cảm giác căng cơ bụng.
  • Tiêu chảy làm mất nước nên mẹ bầu dễ mệt mỏi, kiệt sức.
  • Sốt cao kết hợp đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.

3/ Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Thực tế, tiêu chảy ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu không phải là hiện tượng hiếm gặp và thường không gây nguy hiểm. Trong đa số các trường hợp, tiêu chảy là một phản ứng tự nhiên của cơ thể với những thay đổi hormon và cơ chế sinh lý trong giai đoạn đầu thai kỳ.

mối nguy hại khi bị tiêu chảy 3 tháng đầu mang thai

Tuy nhiên, các bà mẹ tuyệt đối không được chủ quan về điều này. Bởi vì khi tiêu chảy nghiêm trọng và kéo dài quá lâu, sức khoẻ tổng thể của mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Nó gây mất nước, thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, đồng thời làm kiệt sức.

Ở một số trường hợp hiếm, tiêu chảy là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hoá. Vì vậy, bạn phải theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ của mình để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường.

Khi tình trạng tiêu chảy được xử lý sớm, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều, sự phát triển của thai nhi cũng được đảm bảo.

4/ Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu phải làm sao

Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá và cải thiện sức khỏe, phụ nữ mang thai cần áp dụng một số cách chăm sóc như sau:

cải thiện tiêu chảy ở bà bầu

  • Uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày và bổ sung chất điện giải để đảm bảo cân bằng lượng nước trong cơ thể.
  • Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, món ăn cay, thức ăn nhanh,… gây kích thích đường tiêu hoá.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và Protein như: rau xanh, trái cây, thịt, cá,…
  • Đảm bảo ăn những thực phẩm được chế biến đúng cách và lưu trữ an toàn để tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa ở mẹ bầu.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị tiêu chảy nào cho bà bầu.

5/ Khi nào mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu đang trong những trường hợp sau đây:

đưa bà bầu đến gặp bác sĩ

  • Tiêu chảy kéo dài quá 48 giờ mà không thấy sự cải thiện.
  • Mẹ bầu có triệu chứng mất nước: khô môi, khô họng, màu nước tiểu đậm,…
  • Tiêu chảy đi kèm với sốt cao, nôn mửa nhiều lần, đau bụng nghiêm trọng.

Điều quan trọng là mẹ bầu không được tự ý chữa tiêu chảy trong thai kỳ, đặc biệt tránh những mẹo dân gian không có căn cứ. Hãy luôn tham khảo ý kiến ​​và hướng dẫn từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe.

Tổng hợp những thông tin quan trọng về chủ đề mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu đã được chia sẻ chi tiết. Hy vọng các chị em sẽ luôn biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x