Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Nguyên nhân, cách khắc phục
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là điều không thể tránh khỏi khi mang thai. Nhưng nguyên nhân và biện pháp cải thiện chúng như thế nào, các mẹ đã biết? Do vậy bài viết này là để các mẹ hiểu hơn về tình trạng này và biết cách khắc phục chúng.
1/ Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng đặc trưng của của phụ nữ trong thời gian mang thai. Dưới đây là 7 triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa thai kỳ:
-
- Buồn nôn, nôn: Đây là triệu chứng sớm nhất của thai kỳ. Các triệu chứng này thường bắt đầu tuần thứ 6 đến tuần thứ 16 và nặng nhất vào tuần thứ 8 – 11 của thai kỳ. Triệu chứng nôn, buồn nôn thường hết sau 3-4 tháng.
- Ợ nóng: Triệu chứng này thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 27 do những thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai. Triệu chứng này có thể khắc phục bằng chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt.
- Thèm ăn, chán ăn.
- Táo bón
- Tiêu chảy.
- Viêm ruột thừa.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
2/ Nguyên nhân bà bầu bị rối loạn tiêu hóa
Sự thay đổi hormone khi mang thai, sự phát triển của thai nhi trong tử cung và chế độ ăn uống thay đổi là 3 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai:
2.1/ Thay đổi Hormone
Sự thay đổi các đổi hormone trong thời gian thai mang thai là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị rối loạn tiêu hóa:
-
- Nồng độ hCG cao:
Làm kích thích quá trình bài tiết ở đường tiêu hóa dẫn đến rối loạn.
Ngoài ra, hormone này còn tác dụng kích thích lên thụ thể TSH do có cấu trúc tương tự hormone tuyến giáp (TSH) gây nôn trớ.
Do vậy biểu hiện rối loạn tiêu hóa do tăng nồng độ hCG là cảm giác buồn nôn, nôn.
-
- Sự thay đổi tỷ lệ hormone Estradiol và prolactin: Trong thời gian đầu của thai kỳ, nồng độ Estradiol tăng, prolactin giảm làm thay đổi tỷ lệ Estradiol và prolactin. Điều này cũng là nguyên nhân làm bà bầu có cảm giác buồn nôn, nôn.
- Sự tăng cao vượt quá giới hạn của progesterone và sự tăng đột ngột hormone relaxin: khiến cơ vòng thực quản dưới giãn ra làm axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Do vậy phụ nữ có thai thường bị ợ nóng, đầy hơi,… Các triệu chứng này thường xuyên xuất hiện nhất vào tuần thứ 27 trở đi.
-
- Sự tăng nồng độ progesterone và Estrogen: làm giảm nhu động ruột, giảm hấp thu nước ở tá tràng. Điều này khiến thức ăn chậm tiêu, tích lại ở ruột phân cứng gây rối loạn tiêu hóa: đầy hơi và táo bón.
2.2/ Sự phát triển của thai nhi trong tử cung
Thai nhi lớn dần lên gây chèn ép các cơ quan vùng ổ bụng cộng với sự hình thành dịch thai nhi, nước ối khiến gây ảnh hưởng nhiều cơ quan. Một số rối loạn tiêu hóa xảy ra do nguyên nhân này như viêm ruột thừa (thường xảy ra vào tháng thứ 3), trào ngược dạ dày thực quản,…
2.3/ Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thay đổi khi mang thai khiến các mẹ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy, táo bón:
-
- Khi mang thai, mẹ bầu thường tìm hiểu nhiều kiến thức về dinh dưỡng từ đó dẫn đến thay đổi chế độ ăn uống, ăn một số loại thức ăn mới, ít ăn trước đây. Sự thay đổi đột ngột này gây khó chịu cho dạ dày, có thể gây ra tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng.
- Ngoài ra việc bổ sung sắt trong thời gian thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa: táo bón, đầy bụng và đầy hơi.
3/ Biện pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai có thể thử 7 biện pháp cải thiện sau:
-
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên.
- Tích cực vận động: Vận động có tác dụng giảm triệu chứng táo bón, ợ nóng. Tuy nhiên các mẹ chỉ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, tập yoga,… và hạn chế khuân vác vật nặng, chạy nhanh,….
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón thai kỳ là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa mà có đến 85% phụ nữ khi mang thai mắc phải. Do vậy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, gạo lứt, rau xanh, hoa quả,… không chỉ làm mềm phân giúp cơ thể dễ đưa ra ngoài hơn mà còn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế như bánh quy, bánh mì, mì ống, gạo trắng, nước ngọt,… không chỉ gây khó tiêu mà còn làm nặng hơn tình trạng táo bón.
- Nhai kỹ hơn khi ăn: Khi nhai, enzym tiêu hóa ở trong nước bọt có tác dụng phân hủy thức ăn. Nhai càng kỹ thì thức ăn càng được phân hủy nhiều trước khi xuống ruột. Hành động nhai cũng giúp nghiền nhỏ thức ăn. Hai nguyên nhân này giúp giảm gánh nặng tiêu hóa trong dạ dày. Do vậy nhai kỹ giúp giảm các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa hay gặp trong thời gian mang thai.
- Uống nhiều nước: Khi mang thai, nhu cầu chất lỏng của cơ thể tăng lên để hỗ trợ tuần hoàn của thai nhi, nước ối và sự tăng thể tích máu. Ngoài ra, nước đi vào cơ thể cũng làm giảm triệu chứng táo bón. Do vậy phụ nữ có thai nên uống khoảng 2.5ml nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe thai nhi và hạn chế tình trạng táo bón.
- Hạn chế ăn khuya, kê cao gối khi ngủ và nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái. Nằm nghiêng bên phải và nằm sấp qua nghiên cứu chỉ ra rằng nó làm giảm dung tích sống của phổi, giảm thể tích máu không tốt cho bà bầu.
- Dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa:
-
- Thuốc chống nôn: Thuốc chống nôn cho bà bầu thường có một số hoạt chất: promethazine, cyclizine, cinnarizine, doxylamine và dimenhydrinate. Những thuốc này là thuốc điều trị đầu tay vì không có tác dụng phụ nào đối với thai nhi.
- Thuốc kháng acid chứa Magie và Canxi để giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gây nôn, đầy bụng, ợ nóng,… Các mẹ không nên dùng các thuốc chứa bicarbonate, natri bicarbonate, vì chúng làm tăng nhiễm kiềm chuyển hóa, /quá tải dịch ở mẹ và thai nhi.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu để quản lý táo bón: lactulose, polyethylene glycol (PEG), glycerin và sorbitol,….
4/ Khi nào bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên gặp bác sĩ
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên đi gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra và tư vấn hợp lý khi có một trong 4 biểu hiện sau:
-
- Buồn nôn, nôn: Triệu chứng này chỉ xảy ra trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Nếu sau tuần thứ 16, bà bầu vẫn còn bị buồn nôn, nôn thì đấy không được gọi là ốm nghén nữa mà có thể do nhiễm trùng.
- Ợ nóng kèm theo đau dưới xương sườn ở vùng bụng : Vì những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ, tiền sản giật,…
- Tiêu chảy kết hợp với đau thắt lưng và tăng tiết dịch âm đạo hoặc chất nhầy có thể là triệu chứng chuyển dạ sinh non. Do vậy các mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay trung tâm Y tế gần nhất để kiểm tra nếu xuất hiện đồng thời 2 triệu chứng này.
- Tiêu chảy liên tiếp 3 ngày không khỏi dù đã sử dụng thuốc tiêu chảy.
5/ Bifisanfo Kid-Mom sản phẩm hỗ trợ bà bầu cải thiện rối loạn tiêu hóa
Công dụng:
Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phân sống do loạn khuẩn đường ruột.
Đối tượng sử dụng:
Bifisanfo Kid-Mom dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Tại sao Bifisanfo Kid-Mom hỗ trợ bà bầu cải thiện rối loạn tiêu hóa?
-
- Bổ sung 3.5 tỷ lợi khuẩn dạng bào tử với 4 chúng men an toàn chuyên biệt cho bà bầu: giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn đường tiêu hóa:
-
- Bacilus subtilis: Sản sinh các chất kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn có hại, cải thiện tiêu chảy và giảm táo bón đáng kể.
- Bacillus clausii: Kích thích hệ thống miễn dịch tổng hợp kháng thể, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Bacillus coagulans: Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, sinh sản các men tiêu hóa như amylase và protease có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt.
- Lactobacillus plantarum: Hạn chế dị ứng do không dung nạp lactose.
-
- Bổ sung thêm NeoGos – chất xơ thế hệ mới nhập khẩu Hàn Quốc, giúp tiêu hóa tốt, tối ưu tác dụng lợi khuẩn.
Ưu điểm của Bifisanfo Kid-Mom Trong việc cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu:
-
- Lợi khuẩn ở dạng bào tử giúp tăng khả năng sống sót ở tế bào đích, từ đất giúp tăng hiệu quả tác dụng.
-
- Hiệu quả sử dụng cao.
-
- Cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa chỉ sau 30 phút.
- Tiêu hóa tốt, ăn ngon, giảm táo bón chỉ sau 1 tuần sử dụng.
-
- An toàn cho bà bầu, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Dạng bào chế: bột kem dẻo có thể ăn trực tiếp, mùi thơm không gây cảm giác buồn nôn dù các mẹ bầu đang trong thời gian ốm nghén.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên có thể hỗ trợ mẹ bầu giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa khi mang thai.