banner tin

Tang bạch bì là gì? Có tác dụng gì với sức khỏe?

Tang bạch bì là gì? Chúng có tác dụng gì đối với sức khỏe? Có cần lưu ý gì khi sử dụng không? Tang bạch bì và những thông tin chi tiết nhất về vị thuốc này sẽ được chúng tôi giải thích trong bài viết dưới đây.

1/ Tang bạch bì là gì?

Tang bạch bì là vỏ rễ đã cạo sạch lớp bần, phơi hay sấy khô của cây dâu tằm – loài cây có tên khoa học là Morus acidosa, họ Dâu tằm (Moraceae).

Đây là loài cây gỗ nhỏ, cao tầm 6m, cành mềm, lúc non có lông sau nhẵn và có màu xám trắng. Lá mọc so le, hình tim hay hình trứng, lá mỏng, mềm, mép có khía răng cưa. 

Dâu tằm có khoảng 10 loại, phân bố nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ,.. Tại Việt Nam, Dâu tằm phân bố ở tất cả vùng miền.

2/ Tác dụng của tang bạch bì với sức khỏe

2.1/ Theo Y học Cổ truyền

Trong Y học Cổ truyền, tang bạch bì có vị ngọt, tính hàn, quy kinh phế. Công năng chủ trị:

    • Thanh phế chỉ khái: dùng trị ho phế nhiệt, đàm nhiệt, bình suyễn, dùng để điều trị hen suyễn và phối hợp với các vị thuốc khác để trị viêm màng phổi.
    • Lợi niệu, tiêu phù: Dùng khi thủy thũng, tiểu tiện khó khăn. 

2.2/ Theo Y học Hiện đại

Trong Y học Hiện đại, Tang bạch bì được sử dụng để điều trị các bệnh với các tác dụng:

    • Trị ho: Đây là tác dụng chính của/ loại cây này nhờ 2 có chế:
    • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc: Tang bạch bì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp loại bỏ các yếu tố gây ho như nhiệt, độc từ bên trong cơ thể.
    • Tác dụng tiêu đờm: Tang bạch bì có tác dụng tiêu đờm, giúp làm loãng đờm, dễ khạc ra ngoài, từ đó giúp giảm ho hiệu quả.
    • Hạ huyết áp nhờ các hoạt chất moracenin A,  moracenin B và  moracenin D. 
    • Hạ đường huyết nhờ thành phần moracenin A có trong tang bạch bì.
    • Ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn: K.pneumoniae, S.aureus, nấm Candida, Mycobacterium phlei,..
    • Tác dụng lợi tiểu
    • Tác dụng giảm đau
    • Chống lại các tế bào ung thư 
    • Bảo vệ tế bào não, hệ thần kinh khỏi stress oxy hóa, bệnh đái tháo đường.

3/ Một số bài thuốc từ tang bạch bì

Tang bạch bì có mặt trong rất nhiều bài thuốc với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là 5 bài thuốc hay được sử dụng nhất:

3.1/ Bài thuốc chữa sưng phổi, sốt, ho gà, đàm suyễn:

    • Chuẩn bị:
      • Tang bạch bì: 10g
      • Mạch môn: 10g
      • Ngưu tất: 10g
      • Xuyên tâm liên: 5g
    • Sắc uống

3.2/ Bài thuốc chữa ho, viêm họng:

    • Chuẩn bị: 
      • Tang bạch bì: 10g
      • Bách bộ (bỏ lõi, sao vàng): 10g
      • Mạch môn: 10g
      • Vỏ quýt: 5g
      • Xạ can: 5g
      • Cam thảo dây: 5g
    • Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngâm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến.
    • Có thể làm dưới dạng cao lỏng, mỗi lần uống 1 thìa cà phê.

3.3/ Bài thuốc chữa viêm phế quản mạn tính

    • Chuẩn bị:
      • Trần bì: 16g
      • Mạch môn: 16g
      • Rau má: 16g
      • Hách bô: 10g
      • Trần bì: 6g
      • Bán hạ chế: 6g
    • Sắc uống ngày 1 thang, uống trong thời gian dài.

3.4/ Bài thuốc chữa ho ra máu:

    • Chuẩn bị: 
      • Tang bạch bì: 12g
      • Thiên môn: 12g
      • Cúc hoa: 12g
      • Cỏ nhọ nồi: 12g
      • Mạch môn: 12g
      • Quả dành dành: 12g
      • Sinh địa: 12g
      • Trắc bách diệp: 12g
    • Sắc uống ngày 1 thang.

3.5/ Bài thuốc chữa ho gà

  • Chuẩn bị:
    • Tang bạch bì: 12g
    • Mạch môn: 12g
    • Bách bộ: 10g
    • Rau sam: 10g
    • Húng chanh: 10g
  • Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục trong 15-30 ngày. 

4/ Lưu ý khi sử dụng tang bạch bì

Tang bạch bì có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý 6 lưu ý sau: 

chú ý khi dùng tang bạch bì

    • Chỉ nên dùng 6-12g tang bạch bì/ ngày. Nếu dùng nhiều hơn và dùng trong thời gian dài sẽ gây một số tác dụng phụ: hoa mắt, chóng mặt, huyết áp giảm quá mức, mất nước và điện giải,…
    • Không dùng tang bạch bì cùng các vị thuốc: ma tử, quế tâm, tục đoạn,…
    • Chưa bằng chứng chỉ ra tang bạch bì độc với phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, đối tượng này cần cân nhắc khi sử dụng.
    • Chọn mua tang bạch bì tại những cơ sở có uy tín để đảm bảo chất lượng dược liệu và hàm lượng hoạt chất có trong nó.
    • Nên sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có bổ sung thành phần này để đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn là tự chế biến.
    • Tang bạch bì có tính hàn, do vậy không dùng để điều trị ho do phế hàn (ho do cảm lạnh, đờm loãng,…).

5/ Sản phẩm Siro HOASTHMA +

HOASTHMA +

Công dụng

Siro HOASTHMA+ là sản phẩm có bổ sung cao Tang bạch bì và các cao dược liệu khác: Cúc tím, Xuyên bối mẫu, Hạnh nhân, Cát cánh, Xạ can, Bách bộ, Cam thảo, TỲ bà diệp, Sa sâm, Thiên môn đông, Mạch môn, Trần bì, có công dụng: 

    • Hỗ trợ bổ phế, giảm ho
    • Hỗ trợ giảm triệu chứng ho gió, ho khan, rát họng, khàn tiếng

Ưu điểm vượt trội của Siro HOASTHMA +

Siro HOASTHMA + đang là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị ho hàng nay, được hàng nghìn người tin dùng.  Kết quả này là nhờ 3 ưu điểm vượt trội: 

    • 100% từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, dùng được cho mọi đối tượng trong trường hợp ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi.
    • Không chỉ điều trị triệu chứng mà còn tác dụng lên nguyên nhân gây bệnh: Siro HOASTHMA + bổ sung Cúc tím Echinacea có tác dụng kháng virus, giảm đau giúp giảm ho nhanh, tăng miễn dịch, ngừa tái phát và điều trị các cơn cảm cúm hiệu quả.
    • Hiệu quả sử dụng cao:
      • Giảm nhanh các triệu chứng ho chỉ sau 2 ngày.
      • Giảm nguy cơ tái phát viêm đường hô hấp liệu trình 5-7 ngày.
      • Liều dùng tối ưu, hiệu quả chỉ sau 1 hộp

 Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp bạn có thêm những kiến thức về Tang bạch bì và cách sử dụng chúng hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x