banner tin

Trẻ bị ho có đờm phải làm sao?

Trẻ bị ho có đờm thường là nguyên nhân của nhiễm trùng hô hấp. Tình trạng này rất dễ khắc phục nhưng cũng có thể trở thành mãn tính và biến chứng nếu không được khắc phục đúng cách. Do vậy bài viết này là để bố mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ bị ho có đờm và các phương pháp khắc phục đúng.

1/  Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm 

1.1/ Do các bệnh lý đường hô hấp

Các bệnh lý đường hô hấp thường là nguyên nhân chính gây hiện tượng ho có đờm ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân của các căn bệnh này là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và một số tác nhân khác.

 nguyên do bé bị ho có đờm

    • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường là kết quả của cảm lạnh hoặc cúm. Virus phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường hô hấp trên là reovirus. Các loại virus khác bao gồm virus cúm, adenovirus, enterovirus và virus hợp bào hô hấp. Tình trạng trẻ bị ho có đờm trong nhiễm trùng đường hô hấp trên thường nhẹ và dễ khắc phục hơn các nguyên nhân khác.
    • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: là những bệnh ảnh hưởng đến đường phổi hoặc đường thở. Một số bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp dưới khiến trẻ bị ho có đờm: 

Viêm phế quản: là tình trạng nhiễm trùng đường dẫn khí của phổi (phế quản), khiến chúng bị kích ứng và viêm. Tác nhân gây viêm phế quản là do nhiễm virus, các chất gây kích ứng, chất ô nhiễm. Triệu chứng chính của bệnh này là ho, có thể tiết ra chất nhầy (đờm) màu vàng xám. Viêm phế quản cũng có thể gây đau họng  và thở khò khè.

Viêm phổi: Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng làm viêm túi khí ở một hoặc cả hai phổi. Các túi khí có thể chứa đầy dịch hoặc mủ gây ho có đờm, sốt, ớn lạnh và khó thở. Nhiều loại sinh vật, bao gồm vi khuẩn, vi rút và nấm, có thể gây viêm phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): là một bệnh viêm phổi mãn tính gây ra tắc nghẽn luồng không khí từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, sản xuất chất nhầy (đờm) và thở khò khè. Nguyên nhân của COPD thường do tiếp xúc lâu dài với không khí hoặc hạt bụi, khói thuốc lá,….

Giãn phế quản: Giãn phế quản do phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, lao, nhiễm nấm, rối loạn suy giảm miễn dịch,… Các tác nhân này làm gây ra các triệu chứng: Ho ra đờm màu vàng hoặc màu xanh lá cây, ho ra máu hoặc đờm lẫn với máu, đau ngực, khó thở,…

1.2/ Bệnh Lao

Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Loại vi khuẩn này có khả năng lây lan trong không khí và vào phổi và lây nhiễm sang các bộ phận khác. Mycobacterium tuberculosis gây ảnh hưởng đến phổi nghiêm trọng với các biểu hiện: ho, đau ngực, ho đờm, ho ra máu,…

2/ Cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm

2.1/ Sử dụng sản phẩm Siro Hothymus Sanfobee

Thành phần của Siro Hothymus Sanfobee:

Siro Hothymus Sanfobee

Trong 60ml chứa:

    • Cao khô lá thường xuân: 630mg
    • Thymomodulin 120mg
    • Keo ong: 60mg
    • Tinh dầu khuynh diệp: 48mg
    • Mật ong: 1800mg
    • Tá dược: Vừa đủ

Trong đó: 

    • Cao khô lá thường xuân: có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, làm loãng chất nhầy trong đường thở. Do vậy cao khô lá thường xuân được sử dụng nhiều trong điều trị ho có đờm do cảm cúm, hen suyễn, COPD,…
    • Thymomodulin: giúp tăng cường chức năng của các tế bào lympho T trưởng thành, chức năng của tế bào B và đại thực bào. Điều này giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Tác dụng giảm tái phát viêm đường hô hấp của Thymomodulin đã được chứng minh trên lâm sàng. 
    • Keo ong, mật ong được xem như là một kháng sinh tự nhiên, có vai trò sát khuẩn, giảm ho, bồi bổ cơ thể và tăng cường miễn dịch.
    • Tinh dầu khuynh diệp có hàm lượng cao 1,8-cineole. Đây là chất có tác dụng làm tan chất nhầy, giãn phế quản và chống viêm, đồng thời làm giảm tỷ lệ đợt cấp ở những bệnh nhân mắc bệnh COPD, cũng như cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn và viêm mũi xoang.

Công dụng của Siro Hothymus Sanfobee

Siro Hothymus Sanfobee: 

    • Hỗ trợ giảm các triệu chứng ho do viêm họng, ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, do do cảm cúm.
    • Hỗ trợ các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng.

Đối tượng sử dụng:

Sanfo bee ho thymus dùng cho trẻ em và người lớn bị:

    • Ho do cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên.
    • Viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng.

Tại sao lại chọn Siro Hothymus Sanfobee cho trẻ bị ho có đờm?

Có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ ho trên thị trường nhưng Sanfo bee ho thymus vẫn là lựa chọn hàng đầu của 99.8% các bà mẹ có con bị ho có đờm vì 5 ưu điểm vượt trội sau: 

    • 100% thành phần từ tự nhiên, an toàn và không tác dụng phụ.
    • Hiệu quả sử dụng cao: Giảm triệu chứng ho chỉ sau 2 ngày.
    • Có thể sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
    • Hiện nay, Sanfo bee ho thymus đã bổ sung thêm một quy cách đóng gói  mới giúp các mẹ rất tiện mang đi khi đưa con đi chơi xa và dễ để chia liều. 
    • Không gây hiện tượng dung nạp thuốc (là sự giảm dần tác dụng của thuốc đối với cơ thể làm cho những lần sử dụng sau phải tăng liều hoặc đổi sang loại thuốc khác mới có tác dụng).

2.2/ Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương có nồng độ 0.9 % muối (NaCl). Nước muối này có nồng độ tương tự nồng độ muối trong nước mắt, máu và các chất dịch khác trong cơ thể do vậy không gây kích ứng cho trẻ khi sử dụng. 

rửa mũi cho bé

 

Rửa sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp làm mềm và loãng các chất nhầy (đờm) trong mũi từ đó giúp tống nó ra ngoài dễ dàng hơn. Vì nếu không đẩy hết các chất nhầy này ra ngoài, nó chảy xuống cổ họng và gây ra đờm, khiến trẻ bị ho có đờm.  Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý cũng giúp các lông mao trong mũi của các bé hoạt động tốt hơn và do đó giải quyết được rất nhiều tình trạng của viêm đường hô hấp. 

Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ: 

Bước 1: Các mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thực hiện rửa mũi cho bé.

Bước 2: Đặt bé nằm ngửa

Bước 3: Đổ một ít nước muối sinh lý vào bát hoặc cốc nhỏ.

Bước 4: Sử dụng xi-lanh hoặc ống nhỏ mũi hút một lượng vừa phải nước muối sinh lý và nhỏ khoảng 3-4 giọt vào mỗi bên mũi trẻ.

Bước 5: Giữ trẻ nằm ngửa, đầu hơi ngả về sau một chút để nước muối không bị chảy ra ngoài. Để bé giữ tư thế như vậy trong khoảng 1 phút – điều này giúp dung dịch nước muối có thời gian làm loãng chất nhầy. 

Bước 6

    • Với trẻ nhỏ chưa tự đẩy chất nhầy ra khỏi mũi thì mẹ sử dụng dụng cụ để hút chất nhầy ra khỏi mũi trẻ. 
    • Với trẻ lớn hơn mẹ chỉ cần cho bé tự xì mũi. 

Lưu ý: 

    • Với nước muối còn thừa, các mẹ đổ đi, không dùng lại.
    • Ngày rửa mũi ít nhất 2 lần: buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đặc, nghẹt mũi thì mẹ đều có thể dùng nước muối sinh lý để rửa cho bé.
    • Các mẹ nên rửa mũi cho con vào lúc đói để tránh gây nôn.
    • Nước muối có thể xuống cổ họng, điều này không ảnh hưởng gì nhưng mẹ cần nhắc bé không nên nuốt xuống mà phải nhổ ra ngoài.
    • Sau mỗi lần rửa mũi cho bé, mẹ cần rửa dụng cụ sạch sẽ, có thể tiệt trùng bằng nước đun sôi để hạn chế gây nhiễm trùng cho các con.

2.3/ Uống nước ấm

Uống nước ấm giúp giữ nước cho cơ thể. Khi các tế bào trong cơ thể được ngậm nước, nó sẽ làm lỏng chất nhầy, giúp dễ dàng tống đờm hoặc ho ra ngoài. Ngoài ra, nước ấm còn làm giảm ma sát do ho liên tục. Nước ấm cũng cải thiện sự chuyển động của các mao mạch từ đó đẩy chất nhầy ra khỏi khoang miệng và giúp trẻ hết ho.

Nước ấm là nước có nhiệt độ khoảng  40-50oC. Nước ấm nên được sử dụng trong tất cả thời điểm trong ngày khi trẻ đang bị ho có đờm. 

2.4/ Sử dụng mẹo dân gian

Quất chưng mật ong đường phèn

quất chưng đường phèn

Trong quất có rất nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng; mật ong có tính kháng khuẩn cao, làm loãng đờm, giảm ho; đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. 3 thành phần này kết hợp với nhau giúp làm dịu cổ họng, giảm ho đặc biệt là các cơn ho có đờm.

Cách làm quất chưng đường phèn:

Bước 1: Rửa sạch quất rồi ngâm quất bằng nước muối 30 phút cho sạch bụi và các hóa chất độc hại khác nếu có.

Bước 2: Cắt đôi quả quất, vắt lấy nước cốt vào bát nước sạch, bỏ hạt nhưng vẫn giữ nguyên vỏ.

Bước 3: Dùng dao thái vỏ quất thành các sợi nhỏ.

Bước 4: Cho vỏ quất đã thái sợi, cố quất và đường phèn vào một cái nồi hoặc chảo lớn, trộn đều và đậy kín. Thông thường 300mg quất tương đương với 200mg đường phèn. 

Bước 5: Ngâm hỗn hợp này trong vòng 3-4 tiếng.

Bước 6: Sên hỗn hợp trong lửa nhỏ, đều tay trong khoảng 10 phút. 

Bước 7: Để nguội và cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Các mẹ cũng có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

Cách sử dụng quất chưng đường phèn: Các mẹ cho bé sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1-2 thìa. Mẹ có thể sử dụng quất chưng đường phèn cho các bé đến khi ngừng ho. Có 2 cách sử dụng hỗn hợp này: 

    • Cách 1: Dùng trực tiếp: Mẹ cho bé ngậm 1 thìa quất chưng đường phèn. Việc ngậm nước quất chưng này có tác dụng giảm đau họng, long đờm và giảm ho cho bé. 
    • Cách 2:
      • Cho 1-2 thìa quất chưng đường phèn (35-40oC)vào cốc nước ấm.
      • Khuấy đều hỗn hợp.
      • Cho bé uống khi nước đang còn ấm.

Nước mật ong lá hẹ:

nước mật ong lá hẹ trị ho

Lá hẹ giàu vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Ngoài ra thành phần allicin trong lá hẹ còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Cách làm nước mật ong lá hẹ trị ho cho trẻ:

Bước 1: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm, cho vào tô lớn.

Bước 2: Thêm một ong vào tô lá hẹ sao cho mật ong ngập mặt lá.

Bước 3: Hấp cách thủy mật ong lá hẹ trong thời gian 20-30 phút.

Bước 4: Chắt lấy nước tiết ra và cho bé uống 4-5 lần mỗi ngày, mỗi lần tầm 1 muỗng canh. Hỗn hợp mật ong lá hẹ này có thể được sử dụng đến khi các dấu hiệu ho, đờm của bé không còn nữa. 

Sử dụng tinh dầu khuynh diệp:

Khuynh diệp có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi-rút và thông mũi. Chất cineol trong tinh dầu khuynh diệp khi hít vào nó sẽ bay vào trong đường mũi. Chất này phản ứng với màng nhầy không chỉ làm giảm chất nhầy mà còn có tác dụng giảm tiết chất nhầy để đưa ra ngoài dễ hơn. 

dầu khuynh diệp

3 cách dùng tinh dầu khuynh diệp đúng cho trẻ bị ho có đờm: 

Cách 1: Cho 2-3 giọt tinh dầu vào một bát nước nóng rồi cho trẻ ghé gần vào miệng bát và hít. Cách này có một số lưu ý sau:

    • Hơi tinh dầu khuynh diệp ở nồng độ cao bốc lên có thể gây kích ứng niêm mạc như hắt hơi liên tục, tiết dịch nhầy nhiều hơn. Do vậy các mẹ chỉ nên cho tầm 2-3 giọt để tránh hiện tượng kích ứng này.
    • Không ghé quá gần miệng mát khi nước đang nóng vì điều này có thể gây bỏng cho trẻ.

Cách 2: Nhỏ 2-3 tinh dầu khuynh diệp vào khăn giấy để đầu giường cho bé cho bé hít cả ngày. 

Cách 3: Massage chân cùng tinh dầu khuynh diệp: Mẹ nhỏ 2-3 giọt tinh dầu khuynh diệp vào lòng tay, xoa đều để tinh dầu nóng lên. Sau đó mẹ áp lòng bàn tay vào chân trẻ, xoa theo chiều kinh đồng hồ trong khoảng 2 phút trước khi đi ngủ. Biện pháp này làm trẻ dễ chịu hơn sau khi ngủ dậy.

2.5/ Uống thuốc tây

Tình trạng ho có đờm lâu ngày ở trẻ nhỏ có thể điều trị bằng thuốc tây. Một số loại thuốc tây thường được sử dụng là thuốc ho Prospan, Ivy Kids, Atussin,… Ưu điểm của các loại thuốc tây là tác dụng nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên các loại thuốc này thường gây nhiều tác dụng phụ, gây dung nạp thuốc dẫn tới giảm đáp ứng miễn dịch trong những lần ốm tiếp theo. Khi sử dụng thuốc tây cho trẻ, các mẹ không được phép tự ý sử dụng mà cần có sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ. Nếu uống thuốc tây quá 3 ngày không có dấu hiệu cải thiện, mẹ nên đưa bé đến trung tâm Y tế gần nhất để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh và sử dụng thuốc hợp lý.

3/ Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ

Nếu trẻ bị ho có đờm thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau thì cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cách khắc phục đúng: 

đưa bé đến gặp bác sĩ

    • Với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên đứa bé đến gặp bác sĩ ngay khi có biểu hiện của bệnh. Bởi vì trẻ em dưới 1 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu và bé chưa thể biểu đạt được tình trạng bệnh khiến bố mẹ rất khó để nhận ra mức độ nghiêm trọng. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi cũng khó khăn và cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
    • Nếu bé ho dai dẳng kéo dài 3 tuần, dùng các biện pháp không đỡ thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
    • Bé ho ra đờm có màu vàng đậm, xanh hoặc có lẫn máu.
    • Ngoài ho có đờm thì bé còn có các biểu hiện khác như khó thở, khó nuốt, nghẹn, nôn, đau ngực,….

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cũng cấp ở trên có thể giúp ích cho cha mẹ trong việc cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ nhỏ. 

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x