Trẻ bị ho kéo dài do nguyên nhân nào? Cách khắc phục
Trẻ bị ho kéo dài có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân bé ho kéo dài? Cách khắc phục tình trạng này? Đây là một số câu hỏi của các mẹ gửi về cho Dược Sanfo trong thời gian gần đây. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp hết những thắc mắc đó.
1/ Ho kéo dài ở trẻ em là gì?
Ho kéo dài ở trẻ em còn được gọi là ho mãn tính, là tình trạng khi trẻ có triệu chứng ho trong thời gian dài ( hơn 4 tuần liên tiếp). Ho kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé: gây mất ngủ (những cơn ho về đêm), gây các vấn đề tâm lý, sợ hãi, sụt cân, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ,…
2/ Nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài
Tình trạng ho kéo dài ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do 8 nguyên nhân dưới đây:
2.1/ Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân hàng đầu gây ho kéo dài ở trẻ em. Nguyên nhân là virus, vi khuẩn và thường lây nhiễm qua đường hô hấp. Bình thường trẻ thường ho 6 – 7 ngày và kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, kết hợp với sức đề kháng kém, bé có thể ho kéo dài đến hàng tháng trời.
Ho do nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể là:
-
- Cảm lạnh: thường gây ho khan từ nhẹ đến trung bình.
- Cảm cúm: cũng có thể ho khan nhưng ho dữ dội hơn.
2.2/ Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở người lớn nhưng trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân là do ông/bà/bố/ mẹ bị bệnh dạ dày và mớm cơm cho bé. Điều này khiến bé bị lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và mắc bệnh dạ dày.
Khi bé bị ho, trào ngược dạ dày sẽ làm nặng hơn tình trạng này khiến bé ho mãi không khỏi.
Ho liên quan đến trào ngược thường là ho khan xảy ra nhiều hơn vào ban ngày khi trẻ ở tư thế thẳng đứng. Nó thường xảy ra sau khi ăn và cười, nói, hát to.
Một số loại thực phẩm: cà phê, trái cây/nước trái cây họ cam quýt, thực phẩm giàu chất béo, cà chua, rau muối, đồ uống có ga có thể gây trào ngược axit, khiến tình trạng ho trở nên trầm trọng hơn.
2.3/ Hen suyễn
Hen suyễn khó chẩn đoán vì các triệu chứng ở mỗi trẻ đều khác nhau. Nhưng ho khò khè, có thể nặng hơn vào ban đêm, là một trong những dấu hiệu nhận biết. Ngoài ra có thể ho xuất hiện khi tăng cường hoạt động thể chất hoặc khi vui chơi.
2.4/ Ho gà
Ho gà là tình trạng nhiễm khuẩn do trực khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Nó làm bé ho không kiểm soát, phải hít thở sâu đến mức phát ra âm thanh “khục khục”.
Ho gà thường kéo dài 15 – 20 ngày, nhưng với trẻ dưới 3 tuổi thì tình trạng này thường nặng và kéo dài hơn vì bé vẫn chưa được tiêm vaccin.
2.5/ Xơ nang
Xơ nang là một bệnh di truyền ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm phổi, tuyến tụy, gan, ruột,… Một trong những triệu chứng phổ biến của xơ nang là ho dai dẳng.
Ở trẻ em bị xơ nang, chất nhầy trong đường hô hấp thường đặc và dính hơn so với trẻ bình thường. Chất nhầy này tích tụ trong đường hô hấp, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng. Điều này dẫn đến ho dai dẳng, thở khò khè, khó thở,…
2.6/ Viêm phổi hít
Viêm phổi hít là tình trạng một phần của chất lỏng hoặc thức ăn vào đường hô hấp thay vì đi vào đường tiêu hóa. Ho là phản xạ bảo vệ của cơ thể để loại bỏ chúng ra khỏi đường thở.
Tuy nhiên, nếu chúng ở lại lâu trong đó gây tình trạng viêm nhiễm, kích ứng, hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây ho kéo dài.
2.7/ Viêm xoang và dị ứng
Tăng tiết dịch nhầy ở mũi (nước mũi) là nguyên nhân gây ho của cả viêm mũi dị ứng và xoang. Khi ngủ, dịch tiết này chảy xuống cổ họng, kích thích dây thần kinh phế vị và gây ra phản xạ ho. Do vậy, trẻ thường bị ho nhiều hơn về đêm.
Tuy nhiên:
-
- Viêm mũi dị ứng: ngoài ho dai dẳng còn có các biểu hiện: hắt hơi thường xuyên, chảy nước mũi màu trong và có thể bị ngứa mắt.
- Các triệu chứng của viêm xoang mãn tính thường kéo dài trên 12 tuần. Trẻ có thể có cảm giác đau hoặc tức ở mặt, nước mũi đặc, màu vàng xanh.
2.8/ Do thói quen
Trẻ em có thể bị ho theo thói quen vì nhiều lý do khác nhau, và đôi khi đây có thể là một phản ứng tự nhiên của cơ thể:
-
- Ho để được quan tâm, chú ý, đặc biệt là khi bé cảm giác bị bỏ rơi hoặc cô đơn.
- Bắt chước các thành viên trong gia đình
- Do tâm lý và tình trạng cảm xúc: Khi bé trải qua căng thẳng, lo âu thì ho cũng là một cách để bé thể hiện tình trạng tâm lý đó.
3/ Khi nào cần đưa bé đi khám
Trẻ bị ho kéo dài do rất nhiều nguyên nhân, nếu không tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời thì tình trạng rất lâu khỏi mà còn dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khác. Do vậy bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi bé có ít nhất một trong những trường hợp sau:
-
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho và kèm theo sốt cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng.
-
- Với các bé lớn, nếu ho trên 4 tuần, bố mẹ cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
- Với những bé có bệnh nền như hen suyễn, cần đưa bé đến bệnh viện khám chữa bệnh ngay khi tình trạng ho kéo dài trên 1 tuần, có sử dụng thuốc điều trị hen nhưng không hiệu quả.
- Bé ho kèm theo khó thở.
- Ho kèm theo sốt cao trên 390
- Bé bị ho ra máu
4/ Cách khắc phục tình trạng trẻ bị ho kéo dài
Để khắc phục tình trạng ho kéo dài ở trẻ nhỏ, các mẹ có thể tham khảo 6 cách sau:
-
- Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm giúp làm loãng đờm và tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
- Loại bỏ chất nhầy từ mũi của bé bằng phương pháp hút trong trường hợp bé dưới 3 tuổi hoặc các con không tự đẩy nước mũi ra được.
- Cho bé súc miệng nước muối và vệ sinh mũi họng mỗi ngày.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương để tăng độ ẩm không khí.
- Bật nước nóng khi tắm trong phòng tắm và đóng cửa lại để căn phòng bốc hơi. Sau đó, ngồi trong phòng tắm với bé khoảng 20 phút. Hơi nước sẽ giúp con thở dễ dàng hơn.
- Cho bé được nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, tránh xa khói thuốc và bụi bẩn.
5/ Cách phòng ngừa trẻ bị ho kéo dài
Ho kéo dài ở trẻ nhỏ có thể phòng ngừa bằng các cách sau:
-
- Vệ sinh khoang miệng, tai, mũi, họng của bé thường xuyên để tránh sự xâm nhập của các vi rút, vi khuẩn.
- Cho bé tiêm chủng đầy đủ để hạn chế mắc bệnh
- Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên.
6/ Siro Hoasthma+
Siro Hoasthma+ là sản phẩm có bổ sung Cúc tím giúp kháng vi rút, giảm đau, chống viêm, giảm ho nhanh, tăng cường miễn dịch, tránh tái phát. Ngoài ra còn ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng cảm cúm hiệu quả.
Hoasthama+ sử dụng bài thuốc “Xuyên bối tỳ bà cao” có tác dụng giảm ho, bổ phế, làm dịu cổ họng với 3 tác dụng:
-
- Thanh phế, giảm ho, tan đờm tụ, đờm đặc,…
- Kháng khuẩn, bảo vệ hô hấp khỏi viêm nhiễm
- Long đờm, chữa ho hen rất hiệu quả
Siro Hoasthama+ với các thành phần có nguồn gốc thảo dược, an toàn, lành tính, sử dụng được cho mọi đối tượng bị ho khan, ho có đờm kéo dài.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp mẹ biết được các nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài và biết cách giúp bé khắc phục tình trạng này.