banner tin

Trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm quạt không?

Trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm quạt không? Đây là chủ đề mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn và chưa biết cách chăm sóc trẻ sao cho đúng. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời, đừng bỏ qua  những thông tin hữu ích được chia sẻ dưới đây.

1/ Vì sao trẻ nằm điều hòa hay quạt lại bị ho sổ mũi 

Thông thường, trẻ em nằm điều hoà hay quạt dễ gặp triệu chứng ho và sổ mũi. Nguyên nhân có thể là do:

trẻ bị ho, sổ mũi

  • Khí lạnh và khô: Không khí trong phòng thường trở nên lạnh và khô hơn khi bật điều hoà hay quạt. Điều này có thể làm kích thích niêm mạc trong mũi và họng của trẻ, gây ra các cơn ho.
  • Gió thổi trực tiếp vào mũi và họng: Khi trẻ nằm gần quạt hoặc điều hòa, gió có thể thổi trực tiếp vào khoang mũi và họng. Từ đó gây kích thích các cơ quan hô hấp, dẫn đến ho, tăng dịch nhầy mũi.
  • Các tác nhân gây dị ứng: Điều hòa và quạt có thể đẩy các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, bụi,…) vào không khí. Khi trẻ hít phải không khí này, nó có thể gây viêm đường niêm mạc mũi, họng.
  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Nằm gần điều hòa hoặc quạt có thể tạo ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong cơ thể trẻ. Hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ bị tác động, làm cho nó nhạy cảm hơn, gây ra ho và sổ mũi.

Xem thêm:

Trẻ bị ho có ăn được thịt gà không?

Trẻ bị ho có ăn được trứng gà không?

2/ Trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm quạt không?

Cha mẹ không nên để trẻ nằm quá gần quạt khi đang có triệu chứng ho, sổ mũi. Nếu bạn muốn dùng quạt để giảm nhiệt độ trong phòng, hãy đặt quạt ở mức thấp, hướng gió ra xa vị trí nằm của trẻ.

trẻ bị ho, sổ mũi nằm quạt

Ngoài ra, một số lưu ý khác khi cho trẻ nằm quạt để giảm những tác động không mong muốn:

  • Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm hoặc đặt một bát nước trong phòng.
  • Giữ cho không gian thông thoáng và sạch sẽ, đảm bảo hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng.
  • Theo dõi triệu chứng và tình trạng sức khỏe của trẻ khi nằm quạt để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Chỉ sử dụng quạt trong khoảng thời gian ngắn và khi thực sự cần thiết.
  • Nếu trẻ có bệnh ho mạn tính hoặc triệu chứng dị ứng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ nằm quạt.

3/ Trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm điều hòa không?

Trẻ bị ho sổ mũi có thể nằm điều hoà để cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một vài điều quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ:

trẻ bị ho, sổ mũi nằm điều hòa

  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng không quá lạnh. Bởi nhiệt độ lạnh sẽ làm khô niêm mạc mũi và họng.
  • Điều hòa có thể làm giảm độ ẩm trong không khí. Để giữ độ ẩm tốt, bạn có thể sử dụng máy phun sương mini hoặc đặt một bát nước sạch.
  • Chỉnh hướng gió điều hòa sao cho không thổi trực tiếp vào vùng mặt và cơ thể của trẻ. 
  • Bảo dưỡng và làm sạch điều hòa thường xuyên để loại bỏ bụi, vi khuẩn và tác nhân gây dị ứng.

4/ Trẻ bị ho sổ mũi phải làm sao?

Để chăm sóc và điều trị khi trẻ bị ho sổ mũi, bạn nên áp dụng những cách như sau:

4.1/ Sử dụng Siro Ho Thymus SanfoBee

Siro ho Thymus SanfoBee được xem như một “bảo bối” giúp trẻ chữa ho và sổ mũi nhanh chóng, an toàn. Sản phẩm được đặc chế theo công thức mới bổ sung keo ong Hàn Quốc, kết hợp là các nguyên liệu tự nhiên: cao khô lá thường xuân, tinh dầu khuynh diệp, keo ong,…

Các thành phần trong siro ho Thymus SanfoBee hỗ trợ giải quyết tận gốc triệu chứng ho dai dẳng, ho tái phát, vừa ho vừa sổ mũi,…

siro ho Thymus SanfoBee

Chất lượng Thymus SanfoBee đã được chứng minh lâm sàng, hứa hẹn đem lại hiệu quả giảm ho hiệu quả chỉ sau 2 ngày.

Đã có rất nhiều cha mẹ đã tin tưởng và lựa chọn Thymus SanfoBee để trị ho cho bé ngay tại nhà. Với 100% thành phần từ tự nhiên, bạn sẽ không phải lo trẻ bị kích ứng hay tác dụng phụ.

4.2/ Chăm sóc trẻ đúng cách khi bé bị ho sổ mũi

Khi trẻ bị ho sổ mũi, cha mẹ chăm sóc đúng cách sẽ góp phần làm giảm thiểu triệu chứng. Đồng thời mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ.

chăm sóc trẻ bị sổ mũi

Một vài cách chăm sóc cần ghi nhớ:

  • Giữ cho trẻ ở trong môi trường đủ độ ẩm, giúp làm giảm khô mũi và họng.
  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi bé một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể mua nước muối sẵn hoặc tự làm bằng cách pha 1/4 đến 1/2 muỗng muối biển vào 250ml nước ấm. 
  • Sử dụng khăn giấy mềm hoặc bông ẩm để lau sạch mũi cho bé. Điều này giúp loại bỏ chất nhầy, tránh làm cho bé bị khô họng.
  • Đặt bé nằm nghiêng hoặc nâng gối đầu cao hơn một chút để tạo cảm giác dễ chịu khi ngủ và hỗ trợ hô hấp.
  • Tạo một môi trường yên tĩnh, thoáng mát và không khói thuốc để giúp bé hồi phục tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.

4.3/ Đưa bé đến gặp bác sĩ 

Bạn cần theo dõi triệu chứng của trẻ thường xuyên để kịp thời đưa bé đến gặp bác sĩ trong trường hợp:

  • Ho và sổ mũi kéo dài hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ khó thở, thở hổn hển, có tiếng kêu khi thở.
  • Trẻ bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn.
  • Trẻ bị đau tai, đau họng, khó nuốt.
  • Trẻ có các triệu chứng dị ứng: phát ban, ngứa ngáy, sưng môi, mắt,…
  • Trẻ bị khàn tiếng kéo dài, hoặc có những âm thanh bất thường khi nói.
  • Trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh lây truyền, ví dụ như cúm B, H5N1, Covid-19,…

Trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm quạt không? Hy vọng các bậc phụ huynh đã biết rõ câu trả lời và hiểu cách chăm sóc trẻ đúng đắn. Đừng quên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ uy tín nhằm bảo vệ sức khoẻ toàn diện cho trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x