Trẻ bị ho về đêm: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
Trẻ bị ho về đêm gây mất ngủ, sức đề kháng giảm và ảnh hưởng đến tinh thần của cả ngày hôm sau. Vậy nguyên nhân nào khiến bé bị ho về đêm và làm sao để khắc phục điều này?
1/ Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm
Trẻ ho về đêm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân trong 5 nhóm nguyên nhân thường xảy ra bên dưới:
1.1/ Do chất nhầy
Cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản,…. là những bệnh xảy ra với các triệu chứng bao gồm họ và tiết chất nhầy ở mũi, họng. Khi ngủ, tư thế nằm ngang sẽ khiến các các chất nhày này sẽ mũi, xoang sẽ chảy xuống cổ và kích thích phản xạ ho.
1.2/ Do tư thế nằm
Khi ngủ, các cơ ở cổ họng trên thư giãn. Do vậy các mô sẽ đóng lại để chặn đường thở làm đường thở hẹp, làm tăng sức cản của buồng không khí. Để thích ứng với điều này, cơ thể tự kích hoạt cơn ho. Tuy nhiên, điều này có thể khiến đường thở càng bị thắt chặt hơn.
1.3./ Do bệnh hen suyễn
Nếu bé yêu của bạn đang bị hen suyễn thì ho về đêm là dấu hiệu phổ biến của bệnh này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị hen suyễn ho về đêm:
-
- Mạt bụi, lông chó mèo.
-
- Căng thẳng
- Do hormone: Hormone Epinephrine giúp giữ cho cơ trong thành phế quản luôn mở rộng và ngăn giải phóng ra histamin. Vào khoảng 4-6h sau khi ngủ, nồng độ Epinephrine giảm xuống thấp nhất làm Histamin giải phóng ra cũng nhiều nhất. Histamin làm tăng tiết chất nhầy, co thắt cơ trơn phế quản và làm hạn chế đường thở. Đây là những nguyên nhân hình thành nên các cơn ho. Do vậy vậy trẻ thường bị ho sau khoảng 4-6h đi ngủ.
- Do mắc thêm các bệnh khác: Viêm phổi, viêm phế quản, Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), béo phì,…
-
- Nằm nghiêng bên phải khi ngủ: Dung tích phổi thay đổi theo từng tư thế. Những thay đổi này do hệ xương, tính đàn hồi của mô mềm xung quanh lồng ngực và sự vận hành hệ hô hấp. Khi nằm nghiêng bên phải, thể tích máu trong phổi tăng, tăng thể tích đóng của các đường dẫn khí và sức cản đường thở tăng gây ho.
1.4/ Bệnh ho gà
Giai đoạn đầu của bệnh ho gà có các biểu hiện giống bệnh cảm lạnh: hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng…. các chất nhầy từ mũi đổ vào cổ họng trong lúc ngủ gây ho về đêm.
Giai đoạn sau của bệnh ho gà, bé ho dữ dội cả ngày và đêm, chất nhầy đặc kèm theo nôn mửa.
1.5/ Sử dụng điều hòa không đúng cách
Hầu hết các máy điều hòa đều làm có loại tác dụng loại bỏ độ ẩm và làm mát không khí làm cơ thể mất nhiệt do hô hấp. Điều này gây hiện tượng ho về đêm đặc biệt là những bé mắc bệnh hen suyễn, trẻ dưới 1 tuổi.
2/ Trẻ bị ho về đêm phải làm sao?
Bé bị ho về đêm có thể cải thiện đáng kể bằng 8 cách sau:
-
- Nên để điều hòa ở chế độ “sleep” khi ngủ. Nhiệt độ sẽ tự điều chỉnh tăng ở mức phù hợp với cơ thể mẹ và bé. Tránh khi ngủ nhiệt độ xuống quá thấp gây ho, cảm lạnh.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ: Phương pháp này có tác dụng làm giãn đường thở và làm lỏng chất nhầy, giúp làm dịu cơn ho của trẻ vào ban đêm.
- Cho trẻ uống nước ấm (40–50 độ C): Nước ấm giúp làm lỏng chất nhầy trong phổi và mũi.
- Đối với trẻ nhỏ có bệnh nền là hen suyễn:
- Mẹ cần chú ý môi trường trong nhà phải sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn và động vật.
- Chuẩn bị sẵn các ống hít và thuốc để đối phó với cơn hen suyễn và khi bé ho quá nhiều.
- Cho bé nằm ngửa khi ngủ, nâng cao cổ và vai bằng gối hoặc đệm mềm đặt dưới vai giúp mở đường thở. Với cách này, khi bé xoay chiều, nằm nghiêng thoát nước tốt hơn do trọng lực, giúp thở dễ dàng hơn, rút ngắn và tránh các cơn hen suyễn.
- Nằm nghiêng bên trái có sử dụng một gối kê giữa 2 chân: Đây là cách đã được chứng minh để giảm nguy cơ mắc các cơn hen suyễn về đêm. Phương pháp này còn có tác dụng khác là điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản – ợ nóng. Mà ợ nóng là một trong những yếu tố kích hoạt khởi phát cơn hen suyễn. Do vậy nằm nghiêng bên trái khi ngủ giúp giảm ho về đêm do hen suyễn.
- Đóng cửa phòng, cửa sổ khi ngủ để tránh phấn hoa, mạt bụi hay các chất kích thích cơn hen khác bay vào.
- Bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà và không nên đưa bé đến chỗ đông người, nhiều khói thuốc.
- Kê cao gối cho bé ngủ vì cách này giúp giữ cho đường thở luôn mở.
- Vệ sinh sạch họng và mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần/ ngày: buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng thuốc: Thuốc kháng histamin, kháng sinh, thuốc giảm đau họng,… thường được sử dụng trong các đơn thuốc giảm ho thông thường. Những loại thuốc này được kê và tư vấn dùng từ những người có chuyên môn như bác sĩ, dược sĩ. Bố mẹ không được tự ý sử dụng thuốc giảm ho cho bé.
3/ Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ
Khi bé có ít nhất một trong 6 biểu hiện sau, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hợp lý:
-
- Trẻ dưới 1 tuổi bị ho kèm sốt.
-
- Ho kèm theo sốt kéo dài hơn 5 ngày.
- Ho kéo dài 8 tuần hoặc lâu hơn.
- Ho nặng hơn theo thời gian, đặc biệt là sau tuần thứ ba.
- Ho nặng kèm theo khó thở, ho khan.
- Ho ra máu.
- Ho về đêm có kèm theo nghẹt mũi kéo dài trên 10 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện.
4/ Siro Ho Thymus SanfoBee sản phẩm giảm ho hiệu quả cho bé
4.1/ Thành phần của Siro HoThymus SanfoBee
Thành phần của 1 lọ Siro HoThymus SanfoBee 60ml gồm:
-
- Thymomodulin: Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh Thymomodulin có tác dụng phục hồi chức năng miễn dịch và giảm tái phát viêm đường hô hấp
-
- Cao khô lá thường xuân: Giúp làm giãn cơ trơn phế quản, dịu ho, long đờm.
- Tinh dầu khuynh diệp: Kháng virus, long đờm, thông thoáng đường thở.
- Keo ong, mật ong: Kháng sinh tự nhiên, kháng khuẩn, giảm ho, tăng cường miễn dịch.
4.2/ Công dụng
Siro HoThymus SanfoBee làm giảm các triệu chứng của:
-
- Ho do viêm họng, do cảm lạnh, do thay đổi thời tiết, do có đờm,….
- Viêm họng, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng,…
4.3/ Ưu điểm vượt trội của Siro HoThymus SanfoBee
-
- Thành phần 100% từ tự nhiên, không tác dụng phụ.
- Có thể sử dụng trong việc giảm ho về đêm cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Có dạng gói chia liều giúp mẹ dễ dàng và chính xác hơn trong quá trình cho bé sử dụng.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể hỗ trợ bố mẹ trong việc chăm sóc và xử lý tình trạng trẻ bị ho về đêm.